Những cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

Hôi miệng là vấn đề thường gặp ở hầu hết mọi đối tượng. Tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơi thở có mùi hôi khiến cho ta dần mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Thấu hiểu nỗi lo của những ai đang gặp phải tình trạng này, bài viết sẽ chia sẻ những cách chữa hôi miệng bằng lá lốt từ mẹo dân gian hiệu quả mà đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. 

Có thể dùng lá lốt chữa hôi miệng được không?

Lá lốt là một nguyên liệu, một loại rau xuất hiện trong món ăn của người dân Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại lá này được y học cổ truyền và khoa học chứng minh chữa được khá nhiều loại bệnh, trong đó cả chứng hôi miệng.

Theo Đông y, trong thân, rễ, và lá của cây lá lốt đều có vị cay, tính ấm, mùi hơi nồng nên có khả năng điều trị tốt với những tình trạng hôi miệng. Đồng thời, thành phần trong lá lốt giàu các hợp chất benzylacetat, alkaloid và beta caryophylen cùng lượng tinh dầu cao có khả năng giảm viêm, sưng, kháng khuẩn. Từ đó, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong miệng, xua đi mùi hơi thở khó chịu. 

Thành phần trong lá lốt có hợp chất giảm hôi miệng Có thể chữa hôi miệng bằng lá lốt không?

Những cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả

Chữa hôi miệng bằng rễ lá lốt

Sử dụng rễ cây lá lốt cũng đem đến hiệu quả khá tốt trong giảm mùi hôi miệng. Vì trong rễ cây cũng chứa nhiều thành phần diệt khuẩn và giảm mùi hôi đáng kể.

Các bước thực hiện như sau:

  • Hái cây lá lốt, cắt lấy phần rễ rồi đem đi rửa sạch bùn đất. Sau đó thái thành khúc nhỏ, khoảng 3 - 4cm.
  • Đem toàn bộ phần rễ cây đã thái ra nắng phơi khô. Nếu muốn nhanh có thể đem đi sao cho vàng lên.
  • Khi rễ cây đã khô đem đi sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Lưu ý: Với cách này chỉ nên đun đến khi phần nước ban đầu còn khoảng 1/3. Không nên dùng quá loãng hay quá đặc sẽ không mang đến hiệu quả cao. 

Súc miệng với nước lá lốt

Ngoài rễ cây, thì phần lá cũng đem lại lợi ích đáng kể trong diệt khuẩn, loại bỏ mùi hôi miệng.

Các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá lốt già, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Sau đó, cho lá vào nồi và đun thật nhỏ với nước trong vào 10 - 15 phút.
  • Khi quan sát thấy nước sắp cạn thì nên tắt lửa và để dung dịch nguội hẳn.
  • Cuối cùng là cho thêm một thìa muối nhỏ vào dung dịch đã nguội, hoà tàn hoàn toàn muối rồi dùng nước này để súc miệng.
Cách chữa hôi miệng bằng nước lá lốt Làm nước súc miệng với lá lốt

Với phương pháp này, mọi người cũng phải kiên trì thực hiện thì mới hiệu quả. Dùng nước lá lốt súc miệng với tần suất 2 - 3 lần/ngày. Không chỉ giảm hôi miệng mà cách này còn giúp giảm sưng, viêm nướu, hạn chế tình trạng sâu răng,...

Cách chữa hôi miệng bằng lá lốt tươi

Không cần phải trải qua nhiều công đoạn, bạn có thể sử dụng lá lốt tươi để giảm tình trạng hôi miệng. Bạn có thể ăn sống lá lốt như một loại rau sống, khi nhai trực tiếp lá tươi như vậy sẽ giúp các thành phần trong lá hấp thu trực tiếp đem đến hiệu quả cao trong sát khuẩn và làm sạch mảng bám, khử mùi hôi. 

Ngoài ra, vẫn có thể nhai lá lốt tươi kèm muối để tăng hiệu quả. Muối cũng có tính diệt khuẩn và làm sạch tốt do đó sự kết hợp này càng gia tăng công dụng.

Kết hợp lá và rễ của lá lốt trị hôi miệng

Lá và rễ là hai thành phần mang đến công dụng khi ở riêng lẽ, vậy nên khi kết hợp càng gia tăng hiệu quả diệt khuẩn, giảm mùi hơi thở.

Các bước thực hiện như sau: 

  • Rửa sạch lá và rễ lá lốt rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Đem đi phơi khô.
  • Sao khô cả 2 nguyên liệu trước khi đổ ra và đậy lại.
  • Để nguyên liệu nguội đi.
  • Khi nguyên liệu đã khô, đem cả hai nguyên liệu sắc cùng với nước trong vòng 15 phút. Và theo dõi lượng nước bằng 1/3 lượng ban đầu cho vào thì tắt lửa.

Kiên trì dùng nước này súc miệng sẽ thấy hiệu quả sau 1 - 2 tuần sử dụng. 

Nấu các món ăn từ lá lốt

Không chỉ là mắc các bệnh lý về răng miệng mới dẫn đến hôi miệng mà đôi khi chúng ta mắc các bệnh tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên tình trạng này. Do đó, lá lốt có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Từ đó, mùi hôi miệng cũng giảm đi đáng kể. Để hỗ trợ tiêu hóa, bạn có thể nấu các món ăn có lá lốt để bổ sung: Bò xào lá lốt, trứng rán lá lốt, chả lá lốt, canh mít non nấu lá lốt,...

Cách chữa hôi miệng bằng các món ăn nấu từ lá lốt Chế biến món ăn với lá lốt 

Một số lưu ý khi dùng lá lốt để chữa hôi miệng

Tuy lá lốt là nguồn nguyên liệu tốt cho sức khỏe, đem đến công dụng chữa hôi miệng hiệu quả, nhưng vẫn cần phải lưu ý một số điều sau: 

  • Không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ lượng vừa đủ vì dùng lá lốt nhiều trong thời gian dài sẽ làm răng bị ố vàng.
  • Nếu những người mắc táo bón, nóng lồng ngực thì các thầy thuốc Đông y khuyên không nên dùng lá lốt để chữa hôi miệng.
  • Phương pháp sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên nên phải kiên trì thực hiện mới cho hiệu quả.
  • Không nên phụ thuộc quá nhiều vào phương pháp. Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ nên phải kết hợp với vệ sinh răng miệng, súc miệng thật kỹ bằng việc đánh răng 2 lần/ngày, dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi, chỉ nha khoa, nước súc miệng,... để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa, không cho vi khuẩn sinh sôi. 
  • Không nên dùng lá lốt chữa hôi miệng khi nướu đang bị kích ứng hay có vết thương hở.
  • Nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị triệt để hôi miệng.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết giúp mọi người nắm được cách chữa hôi miệng bằng lá lốt. Tùy vào từng tình trạng mà bạn nên chọn phương pháp chữa hôi miệng phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo