Những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân phù hợp với nhiều người

Suy giãn tĩnh mạch chân không thể điều trị hoàn toàn, tuy nhiên những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân lại có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng tiến triển đồng thời kiểm soát triệu chứng do giãn tĩnh mạch gây ra. Để hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân, bạn đọc hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Tĩnh mạch là những mạch máu nhỏ trong hệ thống mạch máu của cơ thể, chúng có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan về tim để thực hiện quá trình lọc máu. Hệ thống van nhỏ tồn tại trong các tĩnh mạch có nhiệm vụ ngăn ngừa tình trạng máu chảy ngược dòng. Khi các van này bị suy yếu do tổn thương, máu trong tĩnh mạch gặp tình trạng lưu thông không kiểm soát, lực chảy mạnh gây áp lực lên thành mạch làm giãn tĩnh mạch, xoắn lại và lâu dần sẽ phồng lên, hiện rõ trên bề mặt da. 

Bằng mắt thường người bệnh có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn có màu xanh tím nổi lên trên hoặc ngay dưới lớp da. Đây được gọi là tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Tình trạng giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể, tuy nhiên phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch xảy ra ở vùng đùi và chân. Phụ nữ có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ có thai. Tình trạng này thường xuất hiện trong lúc mang thai, chúng có thể giảm dần sau khi sinh hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Giãn tĩnh mạch chi dưới gây ra một số triệu chứng nổi bật như:

  • Tình trạng tĩnh mạch nổi rõ bên dưới về mặt da và có thể quan sát bằng mắt thường;
  • Người bệnh có cảm giác đau nhói hoặc nóng rát ở chân, nhất là nơi giãn tĩnh mạch;
  • Có cảm giác nặng nề, khó chịu ở chân;
  • Thường xuyên bị chuột rút nhất là vào ban đêm;
  • Chân bị sưng phù, nhất là vùng bàn chân và mắt cá chân;
  • Vùng giãn tĩnh mạch có làn da bị khô nứt, màu sắc thay đổi, ngứa, trường hợp nặng có thể gây tình trạng loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch.
Những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân phù hợp với nhiều người 1
Tĩnh mạch nổi dưới bề mặt da trong giãn tĩnh mạch chân

Yoga là một bộ môn rèn luyện và nâng cao sức khỏe, vóc dáng, nó cũng có công dụng trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe mạch máu. Việc tập các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên người luyện tập phải chú ý tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

  • Không tập những bài tập duy trì tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu;
  • Không tập những động tác, bài tập khiến chân phải hoạt động liên tục với cường độ cao;
  • Nên tập các tư thế nâng cao kết hợp động tác kéo giãn chân hỗ trợ giảm áp lực cho tĩnh mạch chân, cải thiện tuần hoàn máu.

Thời điểm thích hợp để tập các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân là buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau những giờ làm việc căng thẳng. Các động tác yoga làm thư giãn giúp giảm mệt mỏi ở hai chân dưới, giảm căng thẳng của các cơ chân, tăng trương lực cơ và tĩnh mạch.

Những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân

Để làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch, bạn có thể tham khảo một số bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân như sau:

Tư thế trái núi

Được biết đến như một tư thế nhập môn cho những người mới bắt đầu làm quen với luyện tập yoga. Tư thế trái núi được nhiều người luyện tập bởi động tác này đơn giản và dễ dàng thực hiện. Do đó, các huấn luyện viên thường xếp bài tập này vào danh sách những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân, đặc biệt dành cho những người chưa từng tiếp xúc với bộ môn này.

Tư thế trái núi có tác dụng giúp chân rèn luyện khả năng chịu đựng, tăng cường sức mạnh của cơ bắp chân, đùi và đầu gối, thông qua đó làm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chân. Thực hành luyện tập vài phút mỗi ngày với tư thế này bạn sẽ cảm nhận được chân nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước khi luyện tập.

Tư thế trái núi được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần thả lỏng cơ thể, đứng thẳng người;
  • Hít vào nhẹ nhàng và đưa hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau đồng thời ngửa mặt lên nhìn theo hướng tay chỉ;
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây - 1 phút, tập trung cảm nhận sự dao động của các vị trí trong cơ thể kết hợp với hít thở đều;
  • Từ từ hạ tay xuống, trở về với tư thế ban đầu.
Những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân phù hợp với nhiều người 2
Tư thế trái núi là bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân đơn giản nhất

Tư thế gác chân lên tường

Một tư thế vừa đơn giản lại có hiệu quả cao trong việc giúp chân thư giãn là tư thế gác chân lên tường. Việc ép sát hai chân lên tường giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm áp lực lên tĩnh mạch, giúp làm giảm các triệu chứng do giãn tĩnh mạch gây ra như đau nhức, căng tức ở chân, nặng mỏi…

Cách thực hiện tư thế gác chân lên tường:

  • Bắt đầu luyện tập ở tư thế nằm ngửa, hít vào thở ra đều đặn;
  • Từ từ đưa chân lên cao ở tư thế lòng bàn chân hướng lên trên, hai mặt sau của chân áp với tường;
  • Mông để ở vị trí thoải mái có thể dựa sát tường hoặc cách một khoảng cách nhỏ;
  • Thả lỏng toàn thân đồng thời hít thở theo nhịp;
  • Tiếp tục duy trì tư thế trong khoảng 5 phút đồng hồ, sau đó từ từ thu chân trở về trạng thái ban đầu.

Để tăng cường hiệu quả trị liệu bạn có thể luyện tập tư thế trên kết hợp với một số động tác khác.

Những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân phù hợp với nhiều người 3
Máu dễ dàng lưu thông và giảm áp lực tĩnh mạch khi tập tư thế gác chân lên tường

Tư thế xả hơi

Tư thế xả hơi dành cho những người bị suy giãn tĩnh mạch phải làm việc và duy trì từ thế ngồi hay đứng trong thời gian dài. Động tác này giúp tác động lên máu ứ đọng, khiến chúng trở lại hệ tuần hoàn, đồng thời thả lỏng các cơ xương khớp ở đầu gối và hông. Bên cạnh đó, tư thế xả hơi cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông ở tĩnh mạch sâu.

Để thực hiện tư thế xả hơi, bạn cần tiến hành theo hướng dẫn như sau:

  • Đầu tiên, thả lỏng cơ thể, nằm ở tư thế ngửa, hít thở nhẹ nhàng;
  • Từ từ hít vào và co gối gập chân trái, sau đó dùng cả hai tay ôm đầu gối;
  • Thở ra nhẹ nhàng đồng thời nâng cao đầu để tránh đầu chạm với đầu gối;
  • Duy trì tư thế trong khoảng 5 nhịp thở;
  • Từ từ hạ thấp đầu, tháo tay và hạ chân xuống tư thế ban đầu;
  • Thực hiện động tác với chân còn lại.
Những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân phù hợp với nhiều người 4
Tư thế xả hơi giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, ngăn ngừa hình thành máu đông

Tư thế ngón chân cái nằm ngửa

Tương tự với các bài tập khác, tư thế ngón chân cái nằm ngửa giúp cơ thể thư giãn, đặc biệt là chân, làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Động tác được thực hiện như sau:

  • Nằm ở tư thế ngửa, hai tay đặt song song với cơ thể;
  • Giữ thẳng chân phải, chân trái co lại sao cho phần đùi áp sát với thân mình;
  • Tay trái nắm lấy ngón chân trái, từ từ kéo căng chân trái về phía đầu, càng căng càng tốt;
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở;
  • Từ từ hạ chân trái và tiếp tục làm động tác với chân bên phải.

Những lưu ý khi tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân

Để những bài tập yoga có hiệu quả và phát huy tốt công dụng bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Nên bắt đầu với những tư thế dễ và nhẹ nhàng, sau đó mới tập các bài tập nâng cao;
  • Mặc trang phục thoải mái, phù hợp với cơ thể;
  • Chọn thảm tập phù hợp với bản thân: Kích cỡ, chất liệu tốt, chất liệu nhám, chống trơn…
  • Ngừng bài tập nếu thấy có dấu hiệu khó chịu hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường không thể điều trị triệt để, bệnh nhân chỉ có thể thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng để giảm sự phát triển và cải thiện tình trạng bệnh. Nguy cơ tái phát tình trạng giãn tĩnh mạch là rất lớn, do đó người bệnh cần tuân thủ các chỉ định được đưa ra từ bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, áp dụng những bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà để hỗ trợ thêm các phương pháp y dược được bác sĩ đưa ra. Tìm đọc thêm những bài viết mới của Hà An Pharmacy để có thêm những thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe nhé!



Chat with Zalo