Nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào?

Nhóm máu AB được đặc trưng bởi cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương. Vậy với đặc trưng này nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào?

Tìm hiểu về nhóm máu AB

Hội nghiên cứu huyết học Mỹ chỉ ra trên bề mặt của hồng cầu có các protein gắn với carbohydrates, được coi là các kháng nguyên. Đây chính là dấu hiệu để nhận biết chúng ta thuộc nhóm máu nào. Khoa  học hiện đại đã tìm ra được hơn 30 nhóm máu khác nhau. Nhưng những nhóm máu phổ biến nhất vẫn là hệ nhóm máu ABO và Rh(D). Kể cả nhóm máu được cho là hiếm AB cũng thuộc hệ ABO.

Nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào?

Những nghiên cứu về nhóm máu của y khoa lý giải nhóm máu A trên các tế bào hồng cầu sẽ xuất hiện kháng nguyên A, trong huyết tương sẽ xuất hiện kháng thể B. Còn ở nhóm máu B thì ngược lại, trong các tế bào hồng cầu sẽ có kháng nguyên B, trong huyết tương sẽ xuất hiện kháng thể A. 

Còn ở nhóm máu AB trên tế bào hồng cầu có cả hai kháng nguyên A và B. Tuy nhiên nhóm máu AB lại không có kháng thể nào trong huyết tương. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã thống kê các nhóm máu ở Việt Nam. Tỷ lệ của các nhóm máu chênh nhau khá nhiều nhóm máu chiếm A khoảng 21,2%; nhóm máu B chiếm khoảng 30,1%; nhóm máu O chiếm 42,1%; nhóm máu AB chiếm khoảng 6,6%. Nhóm máu Rh- được gọi là nhóm máu hiếm là vì nhóm này chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có từ 0,04% - 0,07% dân số. Như vậy theo thống kê thì nhóm máu Rh, nhóm máu AB Rh- là nhóm máu hiếm nhất tại nước ta. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào nhé.

Con đường hình thành của nhóm máu AB

Sự hình thành nhóm máu là do gen di truyền. Theo những nghiên cứu đã được công bố thì người mang nhóm máu AB có thể được kết hợp từ gen A từ cha và gen B từ mẹ. Những tế bào hồng cầu được sản xuất trong tủy xương. Nhiệm vụ của tế bào hồng cầu là vận chuyển oxy trong cơ thể.

Trong 2-3 giọt máu của chúng ta có chứa đến 1 tỷ tế bào máu. Trong khoảng 600 tế bào hồng cầu thì chỉ có khoảng 40 tế bào tiểu cầu, nhưng lại chỉ có một bạch cầu duy nhất. 

Theo Hội Huyết học Mỹ thì trên bề mặt các tế bào hồng cầu luôn có những protein gắn với carbohydrates. Vì vậy đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu xác định tế bào máu của người thuộc nhóm nào. Cơ bản sẽ có 8 nhóm máu là: A, B, O và AB, trong đó mỗi loại chia ra thành Rh- và Rh+.

Vì sao nhóm máu AB lại là nhóm máu hiếm?

Nhóm máu AB thuộc nhóm máu hiếm nên nhiều người băn khoăn nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào. Một thực tế đây là nhóm máu rất hiếm đồng thời cũng rất đặc biệt bởi có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Tuy nhiên lại không có kháng thể trong huyết tương.

Thành phần cơ bản như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và thành phần chất lỏng trong máu có tác dụng giữ cho các tế bào máu đỏ và trắng cùng các tiểu cầu trong hệ thống máu (plasma) đều có trong các nhóm máu. Tủy xương sản xuất ra những tế bào máu đỏ và có vai trò thực hiện công việc vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Nếu so sánh với các tiểu cầu thì các tế bào máu đỏ nhiều hơn, cầm máu bằng cách làm đông đồng thời ngăn tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của mầm bệnh.

Nhóm máu AB có thể nhận tất cả các nhóm máu khác.

Một cuộc khảo sát của Trường Y khoa Stanford (Mỹ) tính tỷ lệ nhóm máu của dân số nói chung và cho kết quả những nhóm máu như sau:

Nhóm máu O+: Chiếm 37,4%, O-: Chiếm 6,6%, A+: Chiếm 35,7%, A-: Chiếm 6,3%, B+: Chiếm 8,5%, B-: Chiếm 1,5%, AB+: Chiếm 3,4%, AB-: Chiếm 0,6%.

Số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì thực tế có thể vẫn có sự chênh lệch giữa các chủng tộc khác nhau. Ví dụ như ở châu Á nhóm máu B thường phổ biến hơn so với người da trắng. Còn ở Tây Ban Nha thì nhóm máu O lại khá phổ biến. 

Nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào?

Người có nhóm máu AB là sự thừa hưởng gen A của cha hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Như vậy để có cơ sở tính dựa trên số lượng người mang nhóm máu A, B. Tỷ lệ xảy ra sự kết hợp giữa A và B sẽ thấp hơn những trường hợp khác. 

Nhóm máu AB thuộc nhóm máu hiếm

Có một lợi thế của nhóm máu AB gọi là nhóm chuyên nhận vì có thể nhận tất cả các nhóm máu khác. Thực tế còn có sự phân chia trong nhóm máu AB thành AB+ và AB – dựa vào yếu tố Rh, là một loại protein đặc biệt ở những tế bào máu.

Nếu như người có tế bào máu chứa Rh là dương tính với Rh thì được gọi là nhóm AB+. Còn ngược lại người có tế bào máu không chứa Rh thì gọi là âm tính với Rh, và là nhóm AB –. Chính yếu tố Rh sẽ quyết định trong việc cho và nhận máu.

Đây là yếu tố quyết định sự tương thích của các nhóm máu trong quá trình cho và nhận. Vậy nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào? Người có nhóm máu AB+ có thể nhận chính nó hoặc những nhóm máu còn lại. Bởi vì trong nó có sự hiện diện của cả hai kháng nguyên A và B. Vì vậy người mang nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho người mang cùng nhóm máu AB.

Còn đối với những người mang nhóm máu AB – thì khó khăn hơn nhóm AB+ vì nhóm máu này chỉ nhận những nhóm máu có Rh –. 

Như vậy để biết được nhóm máu nào phù hợp với nhóm máu nào và đặc biệt là nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào cần phải tiến hành xét nghiệm. Việc tìm ra nhóm máu tương thích để truyền là rất quan trọng. Nếu truyền sai nhóm máu sẽ gây ra phản ứng gây tan huyết, người bệnh sẽ gặp vấn đề về sức khỏe, thậm chí có thể còn gây tử vong. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm máu AB.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo