Nguyên nhân và phương pháp điều trị sẹo lồi ở quai hàm

Sẹo lồi xuất hiện khi tổn thương da đã lành nhưng gây mất thẩm mỹ. Vậy, nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi ở quai hàm là gì? Có chữa được không? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu và giải đáp các nghi vấn trên nhé!

Sẹo lồi là gì? Sẹo lồi ở quai hàm được hình thành như thế nào?

Quá trình lành thương gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giải đoạn tái tạo.

Giai đoạn tái tạo là giai đoạn cuối cùng để làm liền lành vết thương. Ở giai đoạn này có hai tế bào chính đi chuyển đến cùng với các tế bào mới để làm đầy và lành vết thương hoàn toàn. Đây cũng là giai đoạn hình thành sẹo vết thương. Sau khi hàn gắn vết thương nhưng các tổ chức làm đầy (như mô xơ và hệ thống sợi liên kết) phát triển quá mức khiến vết sẹo phì đại sẽ gây ra sẹo lồi.

Sẹo lồi thường có vỏ bọc, phạm vi lớn hơn vết thương, nổi cao hơn bề mặt da, mặt sẹo nhẵn và căng bóng, có thể chuyển màu như từ màu đỏ sang màu màu nâu. Thông thường sẹo lồi không gây ra triệu chứng gì. Đôi khi có thể gây căng tức da,ngứa và khó chịu hoặc đau khi bị ma sát.

Khi bạn bị tổn thương ở vùng quai hàm, đồng thời, trong quá trình lành thương mà cơ thể gặp phải bất cứ tình trạng rối loạn nào đều có ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo. Và sự tăng sinh quá mức của tổ chức xơ tại đó sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi ở quai hàm.

Nguyên nhân và phương pháp điều trị sẹo lồi ở quai hàm 1 Sẹo lồi ở quai hàm gây mất thẩm mỹ

Các nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi ở quai hàm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sẹo lồi ở quai hàm mà bạn cần biết để phòng tránh. Dưới đây là những nguyên nhân thường hay gặp:

Do gặp tai nạn, chấn thương vùng quai hàm

Trong quá trình lao động, làm việc và sinh hoạt hàng ngày không tránh khỏi các tổn thương tại vùng quai hàm do tai nạn như tại nạn giao thông, tại nạn lao động hay tại nạn sinh hoạt…

Các tổn thương này có thể kín hoặc hở, việc không sơ cứu kịp thời sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng vết thương và da. Sau khi vết thương lành sẽ hình thành sẹo lồi ở quai hàm.

Phẫu thuật thẩm mỹ, cắt chỉnh xương hàm

Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao và gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào. Phổ biến nhất là thẩm mỹ ở vùng mặt như cắt mí mắt, nâng mũi, độn thái dương, gọt cằm, độn cằm… Những cuộc phẫu thuật thẩm mỹ này có ảnh hưởng trực tiếp đến da của bạn.

Đối với trường hợp phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm do hô hoặc móm trong chỉnh nha. Đây là cuộc phẫu thuật lớn, thường sẽ xâm lấn bằng cách rạch da và mô mềm nên có ảnh hưởng trực tiếp đến xương, cơ, mô mềm và da. 

Nếu vết khâu không được thẩm mỹ hay sau phẫu thuật, nếu không chăm sóc cẩn thận vết mổ có thể gây nhiễm trùng gây ra sẹo lồi tại vị trí đó trong quá trình lành thương.

Nguyên nhân và phương pháp điều trị sẹo lồi ở quai hàm 2 Cắt chỉnh xương hàm là một trong những nguyên nhân gây sẹo lồi ở quai hàm

Cơ địa sẹo lồi

Đây là nguyên nhân do yếu tố di truyền, bẩm sinh nên gần như không thay đổi được. Người có cơ địa sẹo lồi thì chỉ cần những vết thương nhỏ thôi cũng dễ dàng hình thành sẹo lồi như bị côn trùng cắn, mọc mụn viêm, trầy xước… 

Mặt khác, khi có tổn thương kèm theo những điều kiện dưới đây thì nguy cơ bị sẹo lồi là rất cao:

  • Vết thương không được sơ cứu và điều trị nhanh chóng.
  • Sau phẫu thuật ăn ngày các loại thức ăn như rau muống, hải sản, đồ nếp… gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
  • Gãi, cọ ngứa vết thương.

Vậy nên, khi có vết thương bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, cụ thể tại vùng quai hàm thì dễ dẫn đến sẹo lồi ở quai hàm 

Các phương pháp điều trị sẹo lồi ở quai hàm

Tùy thuộc vào tình trạng và diễn biến của sẹo lồi ở quai hàm mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Có 2 nhóm phương pháp chủ yếu là điều trị ngoài da và can thiệp trực tiếp vào bên trong của sẹo lồi.

Điều trị ngoài da

Đây là những phương pháp điều trị dễ dàng tại nhà. Đây là những phương pháp ngăn ngừa việc hình thành sẹo lồi nên chỉ có hiệu quả khi vết thương đang trong quá trình lành thương và chưa bị sẹo lồi.

Chanh tươi

Chanh tươi là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngoài ra, chanh tươi còn có tác dụng làm đẹp, được dùng để loại bỏ các tế bào chết giúp da trở nên sạch và sáng hơn. 

Mặt khác, trong trái chanh, hoạt tính axit cao và hàm lượng vitamin C cao có tác động gây phá vỡ tổ chức xơ hình thành sẹo lồi. Các vết sẹo lồi sẽ dần dần thu hẹp và mất đi hoàn toàn.

Nghệ kết hợp với mật ong

Trong nghệ và mật ong xóa chứa nhiều dưỡng chất và có tính kháng khuẩn tốt. Sự kết hợp 2 thành phần này làm ức chế và phá hủy tổ chức mô sợi trên da. Đồng thời làm mềm vùng da bị xơ cứng và mờ đi vết sẹo lồi. Khi bôi hợp chất này nên kết hợp với massage liên tục trong khoảng 10 phút để đạt hiệu quả cao hơn.

Dùng sản phẩm bôi ngoài da

Sau khi lành vết thương, kem trị sẹo lồi bôi ngoài da là lựa chọn được ưu tiên. Kem trị sẹo lồi chủ yếu ở dạng silicon lỏng hoặc dạng kem. Khi bôi trực tiếp lên da sẽ tạo một lớp màng phủ bên ngoài ép sẹo xuống đồng thời thẩm thấu vào trong da làm mềm tổ chức xơ giúp ổn định bề mặt và chống tăng sinh.

Kem trị sẹo lồi thực chất có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành sẹo lồi. Vậy nên, sử dụng kem sẹo ngay sau khi lành vết thương mới có hiệu quả.

Nguyên nhân và phương pháp điều trị sẹo lồi ở quai hàm 3 Dùng kem trị sẹo lồi ở quai hàm cũng là phương pháp điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị can thiệp trực tiếp vào sẹo lồi ở quai hàm

Các phương pháp này sử dụng khi vết thương ở quai hàm đã hình thành sẹo lồi. Tùy thuộc vào từng phương pháp mà sẽ kết hợp với gây tê tại chỗ hoặc gây mê cho bệnh nhân.

Thuốc tiêm sẹo lồi

Chất được sử dụng tiêm vào mô sẹo là corticosteroid. Chất này khi tiêm trực tiếp vào sẹo lồi có tác dụng làm mềm mô xơ, ức chế tăng sinh mô sợi và giảm kích thước sẹo, đồng thời làm giảm kích ứng. Triamcinolone là loại corticosteroid được sử dụng phổ biến có trong một số thuốc trị sẹo lồi như Lisanolona…

Khi tiêm thuốc chống sẹo lồi sẽ kết hợp với thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau cho bệnh nhân. Phác đồ điều trị trung bình kéo dài khoảng 4 - 5 lần tiêm, mỗi lần tiêm cách nhau khoảng 4 - 6 tuần, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào tình trạng sẹo và đáp ứng thuốc của vết sẹo.

Sử dụng tia Laser Co2 điều trị sẹo ở quai hàm

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả mà ít gây đau đớn cho người bệnh. Tia Laser Co2 có tác động trực tiếp và sâu tận gốc các mô xơ, tiêu hủy nhanh các mô liên kết giúp làm xẹp sẹo lồi nhanh chóng.

Ngoài ra, tia Laser Co2 còn kích thích tăng sinh tế bào và tái tạo tổn thương bên dưới mô sẹo lồi giúp bạn có làn da trắng mịn, gần như không thấy vết sẹo.

Phương pháp này cùng được xây dựng theo 1 phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp của sẹo lồi. Với sẹo lồi ở quai hàm thông thường sẽ sử dụng tia Laser 3 - 4 lần, mỗi lần lần cách nhau khoảng 4 - 8 tuần cho đến khi vết sẹo lồi đã xẹp và phẳng.

Phẫu thuật cắt sẹo lồi ở quai hàm

Đây là phương pháp tối ưu loại bỏ trực tiếp mô xơ gây ra sẹo lồi bằng cách lật vạt da bóc tách tổ chức xơ hoặc cắt để lại ranh giới sẹo. Phương pháp này sẽ kết hợp với các biện pháp khác để phòng tránh tái phát sẹo như băng ép, dán sẹo silicone, tiêm corticoid trước hoặc sau phẫu thuật…

Tuy rằng đây là phương pháp loại bỏ trực tiếp nhưng hiệu quả vẫn hạn chế đối với sẹo lồi ở quai hàm vì tỷ lệ đáp ứng tại vị trí này thấp.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi bị tổn thương hay sẹo lồi ở quai hàm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả đối với trường hợp của bạn.

Trên đây là một số phương pháp điều trị sẹo lồi ở quai hàm thường được áp dụng tùy vào tình trạng tiến triển của sẹo lồi. Với những thông tin về sẹo lồi ở quai hàm trên, Hà An Pharmacy mong rằng đã giúp cho bạn đọc có thêm được những kiến thức bổ ích và hi vọng bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị sẹo lồi cho bản thân. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo