Một số cách điều trị giúp làm giảm cơn đau tim mà bạn cần biết

Đau tim được xếp vào trường hợp bệnh lý cấp cứu trong ngành y tế. Khi xuất hiện các cơn đau tim hoặc đau thắt ở vùng ngực trái, người bệnh cần phải được can thiệp các biện pháp y tế để giảm thiểu nguy cơ tổn thương tim, hoặc tránh tử vong. Tùy vào từng bệnh nhân, các cơn đau tim sẽ có mức độ khác nhau.

Tại sao xuất hiện các cơn đau tim?

Đau tim xảy ra khi các động mạch vành bị tắc nghẽn, cản trở việc bơm máu và oxy đến cơ tim. Theo Hiệp hội Tim mạch của Mỹ, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là đau ngực.

Vậy tại sao các cơn đau tim lại phổ biến? Đây là một câu hỏi được đặt ra bởi vì có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra các cơn đau tim, không giới hạn ở lối sống, tuổi tác và tiền sử gia đình.

Các cơn đau tim thường xảy ra ở những người thường xuyên hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo, mắc bệnh tiểu đường, cholesterol máu cao, huyết áp cao, thừa cân, béo phì,... 

Tuy nhiên, việc thực hiện lối sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế bia rượu, bổ sung chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ, thường xuyên vận động có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các cơn đau tim có thể xảy ra trong tương lai.

Nguyen-nhan-va-cach-lam-giam-con-dau-tim-1.jpg
Các mảng xơ vữa khiến động mạch bị hẹp, dẫn đến cơ tim thiếu máu và oxy gây ra các cơn đau thắt

Một số dấu hiệu của các cơn đau tim

Dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim có sự khác biệt rất lớn giữa các bệnh nhân, từ nhẹ đến nặng. Có người xuất hiện tất cả các triệu chứng, nhưng cũng có người chỉ có một vài dấu hiệu. Đặc biệt, ở người già, người bị đái tháo đường và phụ nữ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng thường gặp khi bị đau tim bao gồm:

  • Đau ngực nặng, đau nhói, căng tức, cảm giác tim bị nén bởi vật nặng. Đau và khó chịu có thể lan ra từ ngực đến vai, lưng, cổ, hàm, một hoặc hai cánh tay, phía sau lưng, và đôi khi đến bụng trên.
  • Chóng mặt đột ngột, ngất xỉu.
  • Khó thở, cảm giác hoảng sợ, ra mồ hôi lạnh và da tái xanh.
  • Cảm giác khó chịu trong bụng giống như bị đầy hơi, phụ nữ có thể bị buồn nôn và nôn.
  • Yếu hoặc mệt mỏi, đặc biệt ở người lớn tuổi và phụ nữ.
Nguyen-nhan-va-cach-lam-giam-con-dau-tim-2.jpg
Khi có các dấu hiệu của những cơn đau tim, bạn không nên chủ quan

Chúng ta cần lưu ý rằng, một số trường hợp của người già trên 75 tuổi hoặc người bị đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực khi bị đau tim. Do đó, nếu chỉ tập trung vào triệu chứng đau ngực mà bỏ qua các triệu chứng khác, thì bệnh nhân có thể bị mất cơ hội được cứu sống hoặc điều trị kịp thời.

So với cơn đau thắt ngực, cơn đau tim thường kéo dài hơn (trên 20 phút), nghiêm trọng hơn, và không giảm bớt khi nghỉ ngơi hoặc dùng Nitroglycerin.

Cách điều trị giúp làm giảm cơn đau tim

Khi xuất hiện cơn đau tim, sẽ rất khó để lên kế hoạch phải làm gì để sơ cứu người bị đau tim, do đó nếu người có tiền sử bệnh tim mạch và đã từng có những cơn đau thắt ngực trước đó, nên chuẩn bị các phương án trước khi cơn đau tim xảy ra như: Số điện thoại cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất, số điện thoại người thân sẽ hỗ trợ, các thuốc điều trị luôn cần mang theo bên người,...

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị đau tim có thể cần được chẩn đoán và điều trị tích cực dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, hoặc có thể chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà.

Điều trị nội khoa

Trong điều trị bệnh và biến chứng tim mạch, y học sử dụng các loại thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng cường máu nuôi tim, kết hợp thuốc giảm stress, thuốc tiêu huyết khối như thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn động mạch vành, thuốc làm tan huyết khối.

Đông y cũng có một số bài thuốc sử dụng thảo dược hiệu quả trong điều trị đau đau tim, tuy nhiên cần lựa chọn kỹ lưỡng, tin tưởng.

Nguyen-nhan-va-cach-lam-giam-con-dau-tim-3.jpg
Điều trị nội khoa thường được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh đau tim

Phương pháp phẫu thuật can thiệp

Trong trường hợp tình trạng và nguyên nhân gây ra đau tim nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp can thiệp phẫu thuật như nong mạch, đặt Stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Để cải thiện sức khỏe tim mạch trong các bệnh lý tim mạch nói chung và triệu chứng cảnh báo sức khỏe tim mạch nói riêng, duy trì một lối sống lành mạnh rất quan trọng. Các biện pháp cụ thể mà bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý tim mạch, bao gồm ít chất béo bão hòa, tăng cường tiêu thụ rau quả, hạn chế muối và cholesterol.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn đang bị béo phì hoặc thừa cân, hãy giảm cân một cách lành mạnh bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tăng cường hoạt động thể chất.
  • Kiểm soát các bệnh lý liên quan như huyết áp cao, tăng cholesterol, bệnh tiểu đường.

Bạn không nên coi thường chứng đau tim, bất kể nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hay kéo dài. Vì điều này đều có thể là dấu hiệu cảnh báo tế bào cơ tim đang bị tổn thương. Do đó, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tim mạch tốt nhất có thể từ hôm nay.

Trong bài là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và một số cách điều trị giúp làm giảm cơn đau tim mà bạn cần biết. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: medlatec.vn



Chat with Zalo