Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây huyết áp tâm trương cao
Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng huyết áp tâm trương cao mà bạn phải biết: tuổi tác, giới tính, bệnh béo phì… để từ đó, có biện pháp phòng tránh hoặc phát hiện bệnh kịp thời.
1. Tuổi và giới tính
Yếu tố nguy cơ hàng gây huyết áp tâm trương cao là tuổi tác ở cả nam giới và phụ nữ, chi phối tới 90% người bị bệnh huyết áp. Nam trên 45 tuổi còn ở nữ là trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn, trong đó có 50% là bệnh huyết áp tâm trương cao. Tuy nhiên, hiện nay tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới thường có nguy cơ cao hơn nữ giới.
2. Chủng tộc và sắc tộc
Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị mắc tăng huyết áp hơn so với người da trắng cùng các chủng tộc khác. Có khoảng 40% nam giới và phụ nữ người Mỹ gốc Phi bị tăng huyết áp (trong đó có bệnh huyết áp tâm trương cao).
3. Lịch sử gia đình (di truyền)
Nếu trong gia đình bạn có cha mẹ mắc bệnh tăng huyết áp, bao gồm cả huyết áp tâm trương cao, bạn cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh này.
4. Béo phì
Có tới 1/3 bệnh nhân tăng huyết áp bị thừa cân. Người trưởng thành thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp tâm trương cao gấp đôi so với những người có cân nặng bình thường. Trẻ em và thanh thiếu niên nếu béo phì có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp khi chúng lớn lên.
5. Ngưng thở khi ngủ do bị tắc nghẽn
Đây là một tình trạng mà theo đó nhịp thở người bệnh dừng lại nhiều lần trong khi ngủ. Hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Mối quan hệ giữa 2 loại hình bệnh lý này được cho là kết quả của béo phì. Nhưng một số nghiên cứu cũng chỉ ra, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng bị huyết áp cao dù họ có béo phì hay không.
6. Các yếu tố lối sống
Hút thuốc lá có nguy cơ bị huyết áp tâm trương cao. Chế độ ăn có lượng kali thấp và ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp tâm trương. Uống nhiều rượu cũng làm tăng huyết áp. Cùng với đó lối sống ít vận động có thể làm cho bạn trở nên béo phì, cuối cùng dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Cả sự căng thẳng tinh thần lẫn thể xác cũng có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
7. Các rối loạn sức khỏe
Nhiều tình trạng bệnh lý sức khỏe liên quan đến tăng huyết áp hay làm bạn khó kiểm soát huyết áp hơn; bao gồm bệnh thận, đái tháo đường hay các vấn đề nội tiết.
8. Thuốc men
Rất nhiều loại thuốc có thể gây ra sự tăng huyết áp tạm thời hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Các thuốc như: thuốc chống viêm không chứa steroid như: naproxen, ibuprofen, aspirin; corticosteroid tiêm tĩnh mạch hoặc dùng đường uống; các thuốc ngừa thai hay thuốc giảm đau có chứa pseudoephedrine.
Tóm lại, bất kể vì nguyên nhân gì, huyết áp tâm trương cao đơn độc không nên bỏ qua. Bởi nếu không điều trị, nó có thể kéo theo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí có thể kéo cả huyết áp tâm thu tăng lên. Từ đó, bệnh sẽ gây các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh.
Thanh Hoa