Nguyên nhân tiểu buốt khi mang thai
Trước khi tìm cách điều trị bất cứ bệnh lý nào, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là việc làm cần thiết và với chứng tiểu buốt khi mang thai cũng vậy. Thai phụ gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu nhiều lần khi mang thai có thể do yếu tố sinh lý hoặc cả bệnh lý gây ra.
Nguyên nhân sinh lý khiến phụ nữ mang thai tiểu buốt
Có thể khẳng định, tiểu buốt là trạng thái sinh lý bình thường ở nhiều phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn nhạy cảm này, cơ thể mẹ bầu có lượng hormone HCG vượt trội gây kích thích cảm giác buồn tiểu, tăng cường đào thải các chất dư thừa, từ đó sinh ra chứng tiểu buốt.
Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng luôn phát triển mỗi ngày, điều này tạo ra nhiều áp lực chèn ép lên bàng quang người mẹ. Do đó, thai phụ thường xuyên có nhu cầu đi tiểu dù trong bàng quang không hề có nước và dễ dàng gặp phải chứng tiểu buốt.
Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu buốt vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ và đa phần sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng ko được phép chủ quan vì có không ít trường hợp tiểu buốt dai dẳng kéo dài khiến thai phụ hết sức đau đớn, mệt mỏi… Đây chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm đằng sau.
Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu buốt vào 3 tháng đầu và cuối thai kì
Bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ gây tiểu buốt cho mẹ bầu
Bên cạnh chứng tiểu buốt xuất hiện do thay đổi sinh lý bình thường của các mẹ bầu, tình trạng này cũng có thể là lời cảnh báo thai phụ đang mắc một trong số các chứng bệnh nguy hiểm sau đây.
Các bệnh phụ khoa
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể và tâm lý mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn và có nhiều thay đổi. Sự suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng gây mất cân bằng môi trường âm đạo tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm vùng kín.
Có nhiều bệnh phụ khoa khá điển hình như: Viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… gây nên triệu chứng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai. Những bệnh lý này khiến mẹ bầu vô cùng bí bách, mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ bầu và bào thai.
Khi mắc bệnh, thai phụ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: Khí hư, tiết dịch bất thường, tiểu buốt rắt, tiểu ra máu… Nếu không được thăm khám, chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, tăng tỷ lệ trẻ sinh ra mắc phải các bệnh da liễu hoặc bị dị tật bẩm sinh.
Bệnh phụ khoa sẽ khiến phụ nữ mang thai bị tiểu buốt
Mẹ bầu mắc các căn bệnh xã hội
Tiểu buốt khi mang thai có thể là hệ lụy của bệnh xã hội lây qua đường tình dục. Trong đó, bệnh do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra được xem là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hàng đầu trong thời kỳ này. Ngoài lậu, một số bệnh xã hội khác như: Giang mai, HIV, mụn rộp sinh dục… cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới hiện tượng tiểu buốt ở mẹ bầu.
Thai phụ không may mắc phải bệnh xã hội cần được thăm khám để có biện pháp khắc phục nhanh chóng kịp thời. Bởi khi sinh con, những chủng virus, vi khuẩn này có thể bám vào nhau thai và gây ảnh hưởng tới trẻ. Điều này tác động xấu tới sự phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của con.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý phổ biến nhất gây ra triệu chứng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai. Theo thống kê, có đến hơn 50% thai phụ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường âm đạo thiếu hụt lợi khuẩn trong khi hại khuẩn phát triển vượt trội xâm lấn vào âm đạo và niệu đạo, ký sinh và dẫn tới viêm nhiễm.
Viêm bàng quang cấp
Trong những tháng cuối thai kỳ, tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt xuất hiện có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang cấp. Bệnh lý này khiến cho bàng quang mẹ bầu bị tổn thương và kích thích sẽ dẫn đến tình trạng liên tục muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều, tiểu rắt và có cảm giác buốt rát khi tiểu.
Viêm bàng quang cấp thường kèo theo hiện tượng tiểu buốt
Viêm thận - bể thận cấp
Viêm thận - bể thận cấp thường xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Khi đó, toàn thân thai phụ sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, rét run, mạch đập nhanh, vùng hạ vị và thắt lưng đau, kèm theo đó là chứng tiểu buốt, cảm giác đau âm đạo khi đi tiểu.
Mẹ bầu đi tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh thăm khám và điều trị kịp thời, kiêng gì và ăn gì để chữa tiểu buốt khi mang thai cũng là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm.
Nhóm thực phẩm nên tăng cường
- Bổ sung vào thực đơn hằng ngày rau củ, trái cây và các thực phẩm nhiều chất xơ khác. Nhất là nước ép việt quất (giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan) và bông cải xanh (chống viêm, tác động vào cơ chế gây tiểu buốt).
- Thực phẩm giàu Probiotic như sữa chua, sữa chua uống… giúp cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa, tăng cường lợi khuẩn. Đồng thời, nhóm thực phẩm này còn có vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở các thai phụ.
- Tỏi: Là gia vị tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên điều trị các bệnh viêm nhiễm và chống lại các loại vi khuẩn, virus nấm và ký sinh trùng.
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây
Danh sách thực phẩm nên kiêng
- Tránh những sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe như: Thuốc lá, rượu, bia, cafe, cả trà và đồ uống có gas. Những thức uống này vừa không tốt cho em bé vừa giữ nước trong cơ thể mẹ bầu làm tăng số lần đi tiểu.
- Mẹ bầu không nên ăn những thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, trái cây có tính axit…. vì có thể làm trầm trọng tình trạng tiểu buốt vì gây kích thích bàng quang.
Tiểu buốt là biểu hiện thường thấy ở cả nam và nữ khi có vấn đề ở hệ bài tiết. Với các chị em phụ nữ, tiểu buốt khi mang thai là hiện tượng sinh lý phổ biến sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám để yên tâm rằng mình không mắc bệnh lý nguy hiểm gây hại cho bản thân và thai nhi. Trường hợp thai phụ bị tiểu buốt do bệnh lý, để điều trị đạt kết quả tốt nhất cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp