
Thuốc Hepa - Taf 25mg BRV điều trị bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính (30 viên)
Danh mục
Thuốc kháng virus
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 30 Viên
Thành phần
Tenofovir alafenamide
Thương hiệu
Reliv - RELIV
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD3-126-21
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Hepa - Taf là sản phẩm của BRV Healthcare có thành phần chính là Tenofovir. Đây là thuốc chỉ định để điều trị bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính ở người lớn và thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên có trọng lượng cơ thể ít nhất 35 kg).
Cách dùng
Thuốc dùng qua đường uống cùng với thức ăn.
Liều dùng
Thuốc cần được hướng dẫn điều trị bởi một bác sĩ có kinh nghiệm điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính.
Người lớn và thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên có trọng lượng cơ thể tối thiểu 35 kg): Một viên, một lần mỗi ngày.
Ngưng điều trị:
Việc ngưng điều trị có thể được xem xét như sau:
Ở những bệnh nhân có HBeAg dương tính không có xơ gan, nên dùng thuốc ít nhất 6 - 12 tháng sau khi chuyển đổi huyết thành HBe (mất HBeAg và mất HBV DNA có phát hiện anti - HBe) được xác định hoặc cho đến khi chuyển đổi huyết thanh HBs hoặc bị mất hiệu quả. Cần theo dõi thường xuyên sau khi ngưng điều trị để phát hiện các trường hợp tái phát.
Ở những bệnh nhân có HBeAg âm tính không có xơ gan, nên dùng thuốc ít nhất là cho đến khi chuyển đổi huyết thanh His hoặc có bằng chứng bị mất hiệu quả.
Khi điều trị kéo dài hơn 2 năm, cần đánh giá lại thường xuyên để xác nhận rằng việc tiếp tục điều trị vẫn còn thích hợp cho bệnh nhân.
Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều cho người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.
Suy thận: Không cần điều chỉnh liều cho người lớn hoặc thanh thiếu niên (tuổi từ 12 tuổi trở lên và có trọng lượng cơ thể ít nhất 35 kg) bị suy thận có độ thanh thải creatinin (CrCl) ≥ 15 ml/phút hoặc ở các bệnh nhân có CrCl <15 ml/phút đang thẩm tách máu.
Trong những ngày thẩm tách máu, nên dùng thuốc sau khi hoàn tất việc thẩm tách.
Không khuyến cáo dùng thuốc cho bệnh nhân có CrCl <15ml/phút, không được thẩm tách máu.
Suy gan: Không cần chỉnh liều cho bệnh nhân bị suy gan.
Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc trọng lượng cơ thể – 35 kg chưa được thiết lập.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều: Nếu xảy ra quá liều cần theo dõi các dấu hiệu ngộ độc.
Xử trí: Xử trí quá liều bằng áp dụng các biện pháp hỗ trợ cơ bản bao gồm theo dõi các dấu hiệu sinh tồn cũng như quan sát các tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Tenofovir có thể được loại trừ hiệu quả bằng thẩm tách máu với hệ số phân tách khoảng 54%. Chưa biết rõ, tenofovir có thể được loại trừ bằng thẩm phân phúc mạc hay không.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu một liều bị bỏ quên và ít hơn 18 giờ sau thời gian uống thuốc bình thường, bệnh nhân cần uống bù một viên càng sớm càng tốt khi nhớ ra.
Nếu hơn 18 giờ sau thời gian uống thuốc bình thường, bệnh nhân không cần uống bù và chỉ cần uống những viên thuốc tiếp theo cho đúng giờ.
Nếu bệnh nhân bị ói trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc thì phải uống bù lại 1 viên khác, nếu bị ói sau 1 giờ uống thuốc thì không cần uống lại viên khác.
Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Hệ thần kinh:
- Rất thường gặp: Đau đầu.
- Thường gặp: Chóng mặt.
Đường tiêu hóa:
- Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi.
Gan mật:
- Thường gặp: Tăng ALT.
Da và mô dưới da:
- Thường gặp: Phát ban, ngứa ngáy.
Cơ xương và mô liên kết:
- Thường gặp: Đau khớp.
Tổng quát:
- Thường gặp: Mệt mỏi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan










Tin tức











