Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng là gì – bạn đã biết chưa?
Sùi mào gà ở miệng do virus HPV gây ra, bệnh có thể được lây nhiễm khi các đối tượng tiếp xúc trực tiếp với vị trí có virus cư ngụ. Các nốt sùi mào gà này sẽ bắt đầu xuất hiện tại miệng với kích thước nhỏ và có màu hồng nhạt, sau đó sẽ lan nhanh đến các khu vực xung quanh như lưỡi, họng...
Theo thời gian, khi không được tiến hành điều trị, các nốt sùi mào gà ở miệng sẽ lớn lên và gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.
Bệnh sùi mào gà ở miệng xảy ra khi người bệnh có thực hiện quan hệ tình dục hoặc âu yếm bằng miệng với người bệnh bị nhiễm virus HPV. Tại miệng, các nốt sùi mào gà sau thời gian ủ bệnh sẽ mọc lẻ tẻ, kích thước nhỏ và dần dần phát triển lớn hơn thành cụm nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Khi có thực hiện quan hệ tình dục thông qua đường miệng đồng thời tiếp xúc với vị trí nổi sùi mào gà của đối tác, bệnh nhân có nguy cơ bị lây bệnh.
Đối với thời gian ủ bệnh, các các dấu hiệu ở miệng ban đầu thường không rõ ràng. Đa phần mọi người chủ quan và lầm tưởng miệng bị dị ứng hoặc do nhiệt miệng. Chỉ sau khi virus HPV phát triển mạnh mẽ, xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mới phát hiện ra họ nhiễm sùi mào gà ở miệng.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến của bệnh sùi mào gà ở miệng mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Do hôn trực tiếp với người đang mắc bệnh;
- Do quan hệ tình dục bằng miệng với người đang mắc bệnh;
- Do sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng… với người bị nhiễm virus HPV;
- Do tiếp xúc gián tiếp bằng cách dùng tay chạm vào vị trí sùi mào gà rồi chạm vào mắt, mũi, miệng,...
Không những thế, những phụ nữ đang mang thai bị nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng có nguy cơ lây truyền sang cho thai nhi.
Triệu chứng mắc sùi mào gà ở miệng
Các nốt sùi sẽ mọc miệng bệnh nhân ban đầu chỉ là những nốt nhỏ, màu hồng, nếu không chú ý sẽ lầm tưởng là mụn nước hoặc nhiệt miệng thông thường gây ra. Tuy nhiên, khi chúng lớn dần lớn và mọc lại thành từng cụm sẽ gây ra cảm giác ngứa và khó chịu. Khi mắc bệnh sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy bất tiện khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Dưới đây là những triệu chứng mắc sùi mào gà ở miệng mà bạn có thể tham khảo:
- Khi bị sùi mào gà ở miệng, các nốt sùi, có nước bên trong sẽ mọc xung quanh viền môi của bệnh nhân.
- Khi xuất hiện những nốt mụn nước ở môi và miệng, kích thước từ nhỏ dần lớn hơn trông giống như chiếc mào gà.
- Các mụn nước ở miệng gây ra cảm giác ngứa ngáy khiến bệnh nhân cào gãi. Khi đó sẽ vỡ ra, xảy ra hiện tượng lở loét, tổn thương và làm cho bệnh nhân đau rát, khó chịu.
- Nếu bệnh không được tiến hành điều trị, mụn nước ở miệng sẽ mọc thành cụm, bên trong có chứa dịch, mủ hoặc máu, có mùi hôi khó chịu và xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tác hại nguy hiểm của bệnh sùi mào gà ở miệng
Bệnh sùi mào gà ở miệng là bệnh được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, sùi mào gà ở miệng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe bệnh nhân như: Sùi mào gà ở miệng do virus HPV - 16 và HPV - 18 gây ra có nguy cơ hình thành bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, bệnh sùi mào gà ở miệng gây ra biến chứng có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng. Ngoài ra, khi bệnh sùi mào gà ở miệng không được điều trị, sẽ tạo cơ hội cho bệnh gây ra biến chứng nặng, gây ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày như nói chuyện, bị khàn giọng, đau họng, bị hôi miệng, khó khăn khi uống nước, khó khăn khi nuốt và nhai thức ăn…
Điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng
Bệnh sùi mào gà ở miệng luôn khiến cho bệnh nhân lo lắng, mất thẩm mỹ, tự ti và ngại giao tiếp,… Từ đó, bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như làm sức khỏe tinh thần họ.
Do đó, để điều trị bệnh sớm cũng như phòng tránh những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh, khi có những dấu hiệu trên, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện uy tín, chất lượng để bệnh được điều trị đúng cách.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm cần thiết, giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Các phương pháp xét nghiệm mà bệnh nhân có thể được chỉ định như:
- Xét nghiệm mẫu vật tại miệng: Bác sĩ sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm tại vị trí xuất hiện những triệu chứng bất thường ở miệng và đem đi phân tích ADN nhằm tìm ra chính xác chủng virus gây bệnh.
- Xét nghiệm HPV: Với phương pháp xét nghiệm HPV, các bác sĩ có thể chẩn đoán ra những bệnh lý xã hội khác ngoài sùi mào gà ở miệng.
Sau khi có kết quả, tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị như: Liệu pháp lạnh; các phương pháp phá hủy, loại bỏ tổn thương; dùng dung dịch TCA hoặc BCA 80 - 90%.
Tùy theo điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lại bệnh nhân mỗi 2 - 4 tuần về hiệu quả, tác dụng phụ, biến chứng của phương pháp điều trị.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp