Nguyên nhân dẫn đến chứng ngứa mắt và cách điều trị

Chứng ngứa mắt hay còn có tên gọi khác là viêm ngứa mắt gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều nguyên dẫn đến triệu chứng này, nhưng phổ biến nhất vẫn là do dị ứng và nhiễm trùng. Việc điều trị chứng ngứa mắt cũng khác nhau tùy vào từng nguyên nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Chứng ngứa mắt do dị ứng theo mùa

Nếu những triệu chứng ngứa mắt thường xảy ra đều đặn theo chu kỳ vào cùng một thời điểm trong năm thì đây có khả năng cao là do bị dị ứng theo mùa. Theo đó, cách nhận biết dễ dàng nhất là tình trạng ngứa mắt thường đi kèm với một số phản ứng dị ứng khác như hắt hơi, nghẹt mũi...

nguyen-nhan-dan-den-chung-ngua-mat-va-cach-dieu-tri-1

Chứng ngứa mắt do dị ứng theo mùa

Thông thường, các triệu chứng dị ứng này được kích hoạt bởi Histamine - một loại hợp chất được các tế bào sản xuất ra nhằm chống lại các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, Histamine cũng gây ra một số phản ứng viêm và chứng ngứa mắt dị ứng. Để hạn chế hoặc làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của tình trạng di ứng này thì bạn cần phải: 

  • Chú ý đến các thông tin dự báo thời tiết và nên hạn chế đi ra đường vào những lúc thời tiết có sự thay đổi gây phản ứng tiêu cực với cơ thể (trời quá lạnh, nhiều mưa...)
  • Thường xuyên tắm rửa, giặt quần áo. Đồng thời, có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh histamin không kê đơn để giảm bớt triệu chứng.

2. Nhiễm trùng mắt

Nhiễm trùng mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng ngứa mắt. Các tác nhân dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng mắt thường là do vi khuẩn, virus, nấm…

Viêm kết mạc là một trong những bệnh nhiễm trùng mắt gây nên tình trạng ngứa mắt phổ biến nhất hiện nay. Mắt của những người khi mắc phải bệnh lý này thường sẽ bị chuyển sang màu hồng, mắt bị ngứa và khô dữ dội. Điều này gây nên cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. 

Người bị bệnh viêm kết mạc thường sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cùng với kháng viêm đó là steroid khi cần thiết. Trong một số trường hợp, tình trạng viêm nhiễm này diễn biến nghiêm trọng thì một số loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ được sử dụng. 

3. Khô mắt

Nước mắt là hỗn hợp của nước, dầu và chất nhầy, nó có tác dụng giúp duy trì độ ẩm cho mắt luôn được giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, đôi khi do một số nguyên nhân khác nhau sẽ khiến cho mắt của bạn có thể sẽ bị ngừng tiết ra nước mắt, điều này sẽ khiến cho mắt bị khô và dẫn đến chứng ngứa mắt. 

Tình trạng khô mắt này thường sẽ xuất hiện phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Ở độ tuổi này, việc sản xuất ra nước mắt có xu hướng bị suy yếu dần. Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp… cũng sẽ gây ra tình trạng bị thiếu nước mắt. 

nguyen-nhan-dan-den-chung-ngua-mat-va-cach-dieu-tri-2

Khô mắt - Nguyên nhân dẫn đến chứng ngứa mắt

Ngoài ra những người sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuộc hạ huyết áp, thuốc thông mũi… cũng thường sẽ có nguy cơ cao bị tình trạng khô mắt. Đối với một số trường hợp khác, nếu bạn thường xuyên làm việc nhiều hoặc ở trong môi trường có độ ẩm thấp, nhiều gió… cũng sẽ dễ gặp tình trạng khô mắt. 

Tình trạng khô mắt này có thể được khắc phục bằng một số loại thuốc nhỏ mắt phù hợp, đặc biệt là nước mắt nhân tạo không kê đơn. Điều bạn cần làm là thực hiện việc nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn từ các bác sĩ. 

4. Viêm mí mắt

Viêm mí mắt (hay còn gọi là viêm bờ mi) cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng ngứa mắt và đỏ mắt. Tình trạng này thường xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi bị tắc nghẽn. Ngoài các triệu chứng như ngứa mắt, đỏ mắt thì bệnh viêm mí mắt còn gây ra một số biểu hiện khác như sưng đau, chảy nước mắt...

Bệnh viêm mí mắt này tuy không gây suy giảm thị lực nhưng nó có thể trở thành một vấn đề mãn tính, điều là có thể dẫn đến biến chứng khác như viêm kết mạc và một số biến chứng khác. Đối với những trường hợp nhẹ, tình trạng viêm mí mắt có thể được khắc phục bằng cách giữ cho mí mắt luôn sạch sẽ. Đối với những trường hợp nặng thì người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp. Lúc này, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm sẽ được áp dụng.

nguyen-nhan-dan-den-chung-ngua-mat-va-cach-dieu-tri-3

Viêm mí mắt - Nguyên nhân dẫn đến chứng ngứa mắt

5. Sử dụng kính áp tròng

Việc mang kính áp tròng quá lâu trong mắt hoặc không vệ sinh và không thay kính thường xuyên cũng sẽ dễ gây nên tình trạng bị đau mắt đỏ. Điều này khiến cho mắt bị kích thích và gây ra phản ứng mắt dị ứng và đỏ mắt. 

Để tránh trường hợp này, nếu như bạn thường xuyên đeo kính áp tròng thì có thể thực hiện các bước chăm sóc tròng mắt một cách cẩn thận, đồng thời thường xuyên thay kính. Để có một đôi mắt khỏe mạnh, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên rằng:

  • Hạn chế tối đa việc dụi mắt: Khi mắt bị đau hoặc ngứa, bạn cần phải cố gắng kiềm chế hành động dụi mắt. Bởi điều này có thể sẽ làm gia tăng khả năng và mức độ nhiễm trùng.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin A và acid béo Omega 3.
  • Sử dụng các loại kính bảo vệ mắt khi phải tiếp xúc với cát, bụi hay tác nhân gây dị ứng...

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề nguyên nhân dẫn đến chứng ngứa mắt và cách điều trị hiệu quả khác nhau. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về chứng ngứa mắt này nhé! 

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)



Chat with Zalo