Nguyên nhân của bệnh khô mắt khi ngủ và cách điều trị
Mỗi khi tỉnh giấc bạn có gặp tình trạng khô mắt, mỏi mắt còn hơn cả khi chưa ngủ? Nếu như bạn có biểu hiện đấy thì chắc hẳn mắt bạn có thể đã lao động quá sức hoặc nguyên nhân nào khác dẫn đến khô mắt. Hãy cũng tìm hiểu nguyên nhân khô mắt khi ngủ và cách khắc phục bệnh lý này nhé!
1. Biểu hiện của chứng khô mắt
Khô mắt là hội chứng mà có sự xáo trộn tiết nước mắt, lượng nước mắt tiết ra ít hơn hoặc chất lượng nước mắt thiếu một vài chất. Chính sự sụt giảm lượng nước mắt hoặc kém chất lượng này làm cho mắt khô. Hội chứng này thường xảy ra ở người cao tuổi, gặp nhiều ở phụ nữ hơn so với đàn ông. Một số biểu hiện của khô mắt:
-
Ngứa, rát vùng mắt;
-
Tăng độ nhạy với ánh sáng;
-
Thỉnh thoảng có cảm giác cộm hoặc như có hạt cát hay sạn ở trong mắt;
-
Nặng mi, khó nhắm hay mở mắt.
![Nguyên nhân của bệnh khô mắt khi ngủ và cách điều trị](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_cua_benh_kho_mat_khi_ngu_va_cach_dieu_tri_1_c8a6007b79.jpg)
2. Nguyên nhân dẫn đến khô mắt khi ngủ là gì?
Tổng hợp một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khô mắt khi ngủ thường gặp gồm có:
-
Thói quen: xem tivi nhiều quá, ngồi làm việc máy tính suốt hàng tiếng đồng hồ, thường sử dụng các thiết bị điện tử hay đeo kính áp tròng là những thói quen dẫn đến khô mắt.
-
Công việc: đối với những người làm trong môi trường nhiều khói bụi, gió độc, tia tử ngoại hay ngồi làm việc nhiều trong phòng có điều hòa thì rất dễ bị khô mắt
-
Tuổi tác: ở độ tuổi trung niên lượng nước mắt tiết ra chỉ bằng 50% so với thời trẻ do nên cũng dễ bị hội chứng này hơn.
-
Thuốc và bệnh lý: khô mắt xảy ra ở người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hay tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc kháng histamin, thuốc gây mê toàn thân ...
Với những thói quen, nguyên nhân trên khiến bạn mắc hội chứng khô mắt. Đặc biệt khô mắt khi ngủ sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng buồn ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt trong cuộc sống. Vậy khô mắt bao lâu khỏi?
![Nguyên nhân của bệnh khô mắt khi ngủ và cách điều trị 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_cua_benh_kho_mat_khi_ngu_va_cach_dieu_tri_2_a4e2449b72.jpg)
3. Các biện pháp khác phục khô mắt khi ngủ
Để cải thiện tình trạng khô mắt khi ngủ bạn cần bổ sung thuốc nhỏ được coi là nước mắt nhân tạo, có độ nhờn cao để bôi trơn nhãn cầu.
Đối với những người có tính chất công việc là phải ngồi máy tính nhiều hoặc luôn ngồi phòng điều hòa bạn cần để mắt nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng số lần chớp mắt. Khi ra ngoài cần đeo kính để ngăn không cho khói bụi và côn trùng bay thẳng vào mắt. Không nên sử dụng kính áp trong quá nhiều.
Bạn nên cung cấp thực phẩm có chứa nhiều omega 3 và beta- carotene( một loại tiền vitamin A có nhiều trong loại rau củ màu vàng và đỏ) giúp cho cơ mắt họat động tốt hơn, điều tiết nước mắt.
![Nguyên nhân của bệnh khô mắt khi ngủ và cách điều trị 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_cua_benh_kho_mat_khi_ngu_va_cach_dieu_tri_3_2a3d1503ec.jpg)
Bên cạnh đó ngủ đủ giấc hoặc trước khi đi ngủ bạn không sử dụng thiết bi điện tử sẽ giúp bạn không bị khô mắt khi ngủ.
Có không ít người chủ quan và thường xem nhẹ hội chứng khô mắt tuy nhiên nếu để lâu dài thì sẽ xảy ra một số biến chứng không đáng có. Biến chứng của khô mắt là viêm kết mạc, viêm giác mạc, thị lực suy yếu dần…
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách điều trị hội chứng khô mắt. Nếu bạn là nhân viên văn phòng thì chắc hẳn đây là thông tin hữu dụng dành cho bạn. Hi vọng bạn sẽ không còn gặp phải tình trạng khô mắt khi ngủ và luôn khỏe mạnh vui vẻ nhé.
Thanh Hiền