Người đang bị ho có được ăn mì tôm không?
Ho là một triệu chứng phổ biến và thường là kết quả của viêm nhiễm đường hô hấp trên, sự kích thích của hạt bụi, hoặc các vấn đề khác về sức kháng của cơ thể. Khi đang bị ho, bạn cần kiêng một số thực phẩm có tính cay nóng, dễ làm kích ứng vùng cổ họng. Vậy đang bị ho có được ăn mì tôm không? Thực phẩm này có nằm trong danh sách cần hạn chế khi đang gặp các vấn đề về đường hô hấp? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Ho là gì?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các tác nhân có hại ra khỏi hệ thống hô hấp. Qua đó sẽ giúp cơ thể tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus, bụi bẩn và các tác nhân khác.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho, nhưng một trong những nguyên nhân chính khiến bạn ho kéo dài là vì bị tổn thương niêm mạc đường thở do viêm hoặc nhiễm trùng kéo dài. Viêm nhiễm trùng kéo dài sẽ gây ra các biến đổi trong niêm mạc đường hô hấp, bao gồm hình thành sẹo và tái cấu trúc.
Khi điều này xảy ra, đường kính của các ống thở bị thu hẹp, khí bị đọng lại trong phế nang. Từ đó sẽ kích thích niêm mạc, dẫn đến các triệu chứng như ho, khó thở và mệt mỏi. Ngoài ra, việc tái cấu trúc đường thở cũng có thể làm giảm sức kháng của hệ thống hô hấp, làm bùng phát các căn các bệnh về đường hô hấp, khiến người bị ho kéo dài, dai dẳng.
![Người đang bị ho có được ăn mì tôm không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nguoi_dang_bi_ho_co_duoc_an_mi_tom_khong_1_89eb8964a0.jpg)
Đang bị ho có được ăn mì tôm không?
Hiện nay mì tôm đã trở thành một món ăn nhanh phổ biến được nhiều người ưa thích, đặc biệt phù hợp với những người có quỹ thời gian nấu nướng eo hẹp. Thế nhưng, liệu rằng đang bị ho có được ăn mì tôm không? Theo các chuyên gia về sức khỏe, mì tôm không phải là món ăn phù hợp để bạn thay thế bữa chính, bao gồm trong trường hợp đang bị bệnh ho hoặc gặp nhiều vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Mì tôm chứa ít chất dinh dưỡng, chủ yếu là carbohydrate và chất béo. Điều này có nghĩa rằng mì tôm không cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng ho. Chưa kể đến, theo các nhà khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và carbohydrate sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến cho bệnh ho trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ bị tăng tiết chất nhầy, đờm nhớt sẽ cô đặc lại, bệnh nhân khó khạc nhổ và gây bít kín đường thở, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Không chỉ làm bệnh ho tiến triển nặng hơn, mì tôm còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như béo phì, khó tiêu, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Vì vậy, trong trường hợp bạn đang bị ho, bạn không nên ăn mì tôm. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các thực phẩm giàu dưỡng chất để giúp cơ thể đối phó với triệu chứng của bệnh hiệu quả hơn.
![Người đang bị ho có được ăn mì tôm không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nguoi_dang_bi_ho_co_duoc_an_mi_tom_khong_2_4971df8072.jpg)
Khi bị ho nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Khi bạn đang bị ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, việc chọn lựa các thực phẩm phù hợp sẽ giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tình. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống dành cho người bị ho:
- Bổ sung vitamin A cà chất sắt: Các thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, và phục hồi đường thở sau khi điều trị ho. Bạn có thể tìm thấy các dưỡng chất này trong thịt đỏ, rau xanh, và các loại hạt.
- Thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa: Súp loãng, cháo, nước ép trái cây, và sinh tố rau củ là những lựa chọn tốt khi đang bị họ. Vì những thực phẩm này mềm nên dễ tiêu hóa, đồng thời còn cung cấp nước và nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
- Bổ sung kẽm: Kẽm giúp tăng khả năng phục hồi đường thở. Các thực phẩm như sò, ngao và củ cải trắng có chứa nhiều kẽm, bạn có thể bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày của mình.
- Thực phẩm kháng viêm: Tỏi, hành, và tía tô có tác dụng kháng viêm, giúp giảm triệu chứng ho do viêm họng.
- Vitamin C: Vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Các loại quả họ cam như chanh, bưởi, cam, quýt, dứa là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C.
- Bạc hà và giấm táo: Bạc hà và giấm táo có thể làm thông thoáng đường thở, giúp giảm tiết dịch nhầy ở người thường bị ho có đờm, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp.
- Bài thuốc dân gian: Các bài thuốc dân gian như rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo và trà thảo mộc, trà gừng, trà chanh mật ong, và rễ cam thảo,... có thể giúp giảm các triệu chứng ho hàng ngày.
- Mật ong: Sử dụng mật ong hàng ngày có thể giúp kháng viêm, kháng khuẩn đường họng và làm dịu cơn ho.
- Thức ăn luộc, hấp: Thực phẩm luộc hoặc hấp chín sẽ dễ tiêu hóa hơn các món ăn chiên xào nhiều dầu mờ, nhờ đó sẽ hạn chế sự kích ứng niêm mạc họng.
![Người đang bị ho có được ăn mì tôm không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nguoi_dang_bi_ho_co_duoc_an_mi_tom_khong_3_557763d086.jpg)
Nên hạn chế gì khi đang bị ho?
Khi bạn bị ho, đặc biệt là khi ho kéo dài, có một số thực phẩm và thói quen ăn uống bạn nên hạn chế để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng của mình. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn cần hạn chế như sau:
- Tránh thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc họng, ví dụ như thực phẩm cay, gia vị mạnh, hoặc thức ăn và đồ uống quá nóng, quá lạnh.
- Hạn chế các loại thức uống chứa caffeine như cà phê và đồ uống có gas. Vì caffeine có thể làm khô niêm mạc họng và tăng tần suất các cơn ho.
- Tránh thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường và chất béo. Vì khi tăng cân có thể tạo áp lực thêm cho hệ hô hấp và làm nghiêm trọng tình trạng ho.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể kích thích tạo chất nhầy, khiến lượng đờm tiết ra nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài kéo theo nguy cơ viêm nhiễm và khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn
- Tránh thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, và thức ăn có nhiều gia vị.
- Các thực phẩm chứa hương liệu nhân tạo, chất bảo quản hoặc chất tạo màu có thể gây kích thích họng gây ho nhiều hơn.
- Uống nhiều rượu bia có thể làm khô niêm mạc họng và tăng triệu chứng ho. Thay vào đó, người bị ho nên bổ sung đủ nước để làm dịu cổ họng.
- Hạn chế thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, bởi chúng thường chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản có thể gây kích thích họng.
- Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng với một loại thực phẩm hoặc đồ uống nào đó, thì bạn nên hạn chế dung nạp, vì dị ứng có thể làm gia tăng tình trạng ho.
Trong bài là những thông tin giải đáp vấn đề bị ho có được ăn mì tôm không, qua đó mong rằng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Ngoài ra, khi chế biến món ăn, người bị ho nên lưu ý nêm nếm ít muối vì muối là chất tăng tình trạng tiết chất nhầy và khiến cơn ho dai dẳng lâu khỏi.
Xem thêm: Bị vết thương có ăn mì gói được không?