Nếu người nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu?

Nếu nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu? Các giai đoạn ảnh hưởng của nó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ được những thắc mắc và lầm tưởng về HIV, đồng thời giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về căn bệnh thế kỷ này.

HIV là gì?

HIV là một loại virus có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Đây chính là tiền đề gây nên sự xâm nhập của các căn bệnh, vi khuẩn hay virus khác với nhiều mức độ ảnh hưởng. Không điều gì là tự nhiên khi người ta gọi đây là “căn bệnh thế kỷ”. Bởi một khi đã rơi vào tình trạng bị lây nhiễm, cơ thể của người bệnh dường như sẽ bị bao bọc bởi HIV. 

Nếu người nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu? Các giai đoạn đoạn ảnh hưởng của HIV 1 HIV là căn bệnh nguy hiểm

Với tính chất của một căn bệnh truyền nhiễm, con đường lây nhiễm HIV có thể thông qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Chính vì mức độ phức tạp, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể nghiên cứu ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho người bị nhiễm. Điều này mới chỉ dừng lại ở việc phát triển các loại thuốc làm giảm những ảnh hưởng của bệnh. 

Dấu hiệu ban đầu của người nhiễm HIV

Làm sao để có thể nhận biết được những dấu hiệu ban đầu đối với người bị nhiễm HIV? Cùng điểm qua một số những dấu hiệu tiêu biểu sau đây nhé! 

Sốt cao, cảm cúm

Đây là những dấu hiệu đặc trưng nhất trong khoảng thời gian đầu của người nhiễm HIV. Đan xen với đó là các triệu chứng như đau họng, suy nhược cơ thể kéo dài trong khoảng 10 - 12 ngày sau đó giảm dần. Lý giải cho việc các triệu chứng ảnh hưởng lên hệ miễn dịch là vì đây là thời điểm virus xâm nhập vào mạch máu. Đồng thời số lượng virus cũng dần tăng lên, hệ miễn dịch lập tức sinh ra phản ứng chống lại virus.

Đau họng, nhức đầu

Trong những thời điểm đầu của việc lây nhiễm, cơ chế kháng thể với HIV chưa được hình thành trong cơ thể. Vậy nên việc xét nghiệm kháng thể hay các xét nghiệm thông thường không có khả năng xác định virus HIV trong cơ thể. Và cũng ở giai đoạn ấy người bệnh sẽ xuất hiện những cảm giác khó chịu như đau họng, đau đầu nhưng không rõ nguyên nhân.

Buồn nôn, tiêu chảy

Nghiên cứu cho thấy có khoảng 30 - 60% người nhiễm virus HIV xuất hiện tình trạng nôn ói, tiêu chảy. Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng đó là cơ sở của dấu hiệu virus tấn công vào hệ miễn dịch. Hoặc chịu ảnh hưởng của tác dụng phụ của việc điều trị kháng thể virus, đây là một trong những dấu hiệu mà người bệnh cần lưu ý.

Ho khan

Triệu chứng ho khan tương tự với trạng thái ho do thay đổi thời tiết hoặc cảm cúm thông thường. Vậy nên người bệnh thường không thể phân biệt việc mình bị nhiễm virus HIV hay không, và phần lớn mọi người sẽ bỏ qua dấu hiệu này. Tình trạng ho khan thường xuất hiện ở những thời điểm muộn, và sẽ diễn ra trong nhiều tuần mà không thể tự thuyên giảm trong một thời gian ngắn.

Nếu người nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu? Các giai đoạn đoạn ảnh hưởng của HIV 2 Những dấu hiệu ban đầu ở người nhiễm HIV

Các giai đoạn ảnh hưởng của nhiễm HIV

Việc nhận biết người bị nhiễm HIV hay không có thể thông qua việc xét nghiệm hoặc dựa theo tiến trình của bệnh qua từng giai đoạn. Với tính chất phức tạp và mức độ nguy hiểm, loại virus này hoàn toàn có thể lây nhiễm ở bất kỳ giai đoạn nào và dần dần phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể. Biểu hiện bệnh qua từng giai đoạn lại có sự khác nhau đáng kể, vậy nên chúng ta cần tìm hiểu để có phương pháp điều trị kịp thời.

Giai đoạn cửa sổ

Giai đoạn cửa sổ HIV chính là giai đoạn tiền đề của người bị nhiễm, thường diễn ra trong vòng 2 đến 6 tuần sau khi tiếp xúc hoặc phơi nhiễm. Thông qua đó, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mẫn cảm của hệ thống miễn dịch chống lại virus. Một vài triệu chứng không đặc hiệu mà người bị nhiễm sẽ gặp có thể kể đến như:

  • Cảm cúm, đau họng, sốt nhẹ rơi vào khoảng 37,5 - 38,5 độ C, quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tháng.
  • Sau khi bị nhiễm trong khoảng từ 2 đến 4 tuần, cảm giác suy nhược cơ thể của người bệnh sẽ trở nên rõ rệt. Đồng thời xuất hiện vết sưng hạch ở cổ và bẹn.
  • Tinh thần mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, tình trạng đau vùng cơ hay buồn nôn, tiêu chảy sẽ ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt. 

Cũng trong giai đoạn này, virus trong máu thường có xu hướng nhân lên, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng cấp tính. Điều này thường bị nhầm lẫn với cảm cúm vì triệu chứng tương tự với sự xâm nhập của các loại virus khác. Việc xét nghiệm thông thường trong giai đoạn này vô cùng bất cập bởi không thể phát hiện ra virus trong máu. 

Giai đoạn không triệu chứng

Nếu như ở giai đoạn cửa sổ virus HIV gây ra những ảnh hưởng ban đầu lên hệ thống miễn dịch. Thì bước qua giai đoạn mới, người bệnh sống chung với HIV gần như không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên virus vẫn phát triển vô cùng mạnh mẽ và tiếp tục lan rộng. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nguy cơ lây nhiễm với những người tiếp xúc là rất cao nếu như không định hình được tình trạng bệnh.

Một điểm tích cực là người nhiễm có thể phát hiện virus tồn tại trong máu thông qua các xét nghiệm thông thường. Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 10 năm hoặc dài hơn, và tiến trình bệnh có thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Vậy nên hiện nay việc sử dụng thuốc điều trị HIV đang dần được khuyến khích khi nó khả năng kìm hãm tiến độ bệnh trong một thời gian dài. 

Điều này được lý giải là vì thuốc có khả năng ngăn cản sự tấn công của virus vào hệ miễn dịch. Theo thống kê thì khả năng lây nhiễm của người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị thấp hơn so với người không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo việc cẩn trọng trong thói quen sinh hoạt để hạn chế ít nhất nguy cơ lây nhiễm.

Giai đoạn có triệu chứng

Sau khi trải qua giai đoạn không triệu chứng, số lượng virus tiếp tục nhân lên, tấn công mạnh mẽ vào hệ thống miễn dịch. Đồng thời tiêu diệt các tế bào và khả năng chống lại virus cũng dần bị yếu đi. Một số triệu chứng điển hình trong giai đoạn này có thể kể đến như:

  • Sụt cân nhẹ, nguy cơ bị loét miệng, mẩn ngứa trên da.
  • Khả năng nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm herpes zoster tái phát, gây nên vấn đề viêm xoang hay viêm tai. 
  • Cơ thể bắt đầu xuất hiện các vết hạch, cùng với đó là tình trạng sốt cao kéo dài do hệ miễn dịch suy yếu.
  • Hiện tượng tiêu chảy kéo dài trong khoảng thời gian dài sẽ tác động đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

Giai đoạn này kéo dài không quá 2 năm nhưng có thể thấy tác động của nó là rất nghiêm trọng. Việc điều trị bằng thuốc có thể kìm hãm quá trình này và việc điều trị dứt điểm là hoàn toàn không thể.

Giai đoạn AIDS

Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, AIDS có thể coi là giai đoạn khó khăn nhất của người nhiễm virus HIV. Biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của AIDS là các rối loạn liên quan đến suy yếu hệ miễn dịch. Chính vì chịu tác động nặng nề lên hệ thống miễn dịch nên cơ thể vô cùng nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Nguy cơ tử vong rất cao do sự tấn công của các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi hay ung thư hạch… Việc điều trị trong khoảng thời gian này mang tính chất một sớm một chiều, chỉ có thể giúp kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn. 

Người nhiễm HIV sống được bao lâu?

Đây là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo thống kê trong những năm trở lại đây, sự chênh lệch về tuổi thọ của người nhiễm virus HIV có dấu hiệu giảm dần. Điều này phần nhiều là nhờ sự phát triển hiện đại và tân tiến của hệ thống y học. Đồng thời là sản xuất các loại thuốc đặc trị có khả năng giảm thiểu sự xâm nhập của virus lên hệ miễn dịch, điển hình là thuốc kháng virus ARV. 

Việc duy trì sử dụng ARV giúp cho những bệnh nhân nhiễm HIV có thể sống khoảng 50 - 60 năm. Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý trong việc làm giảm sự phát triển của virus thông qua nhiều phương pháp khác nhau: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen rèn luyện thể thao, duy trì tinh thần lạc quan và giảm thiểu căng thẳng...

Nếu nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu?

Dựa trên các nghiên cứu được tiến hành, để trả lời cho câu hỏi nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu, các chuyên gia khẳng định: Những người mắc virus HIV nếu không điều trị bệnh thì trung bình họ sẽ sống trong khoảng 10 năm sau đó. Thế nhưng với tính chất phức tạp khi xâm nhập vào hệ miễn dịch, cơ chế phát triển cũng như việc lây nhiễm có thể thay đổi theo nhiều mức độ khác nhau.

Nếu người nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu? Các giai đoạn đoạn ảnh hưởng của HIV 3 Người nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu?

Thể trạng của người bệnh yếu thì tuổi thọ hoàn toàn có thể giảm thiểu xuống còn 4 - 5 năm. Và dĩ nhiên với việc thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, bản thân họ có thể kéo dài thời gian tuổi thọ lên tới 15 - 20 năm. Có thể thấy việc phát hiện cũng như kiểm soát bệnh hiệu quả chính là phương pháp đặc hiệu, giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được người nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu. Hãy tiếp tục theo dõi để có thể bỏ túi thêm nhiều những thông tin liên quan đến sức khỏe nữa nhé! 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo