Nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề “nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì?”, bạn hãy cùng tham khảo phần nội dung ở bài viết sau.

Nấm miệng kiêng ăn gì?

Nên kiêng đồ ăn có nhiều đường và tinh bột

Đường chính là thức ăn yêu thích của loại nấm candida. Khi sử dụng tinh bột thì một phần có trong loại thực phẩm này sẽ được phân cắt thành đường. Do đó, việc sử dụng nhiều đồ ngọt và tinh bột sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho vi khuẩn candida phát triển mạnh mẽ hơn ở trong khoang miệng. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng bánh kẹo, thực phẩm chứa đường, nước ngọt, bánh nướng, nước trái cây đóng hộp. 

Hải sản

Nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì?1 Nấm miệng kiêng ăn gì? Người bệnh nên kiêng hải sản

Mặc dù có chứa nhiều dưỡng chất nhưng việc tiêu thụ hải sản sẽ có khả năng gây dị ứng và khiến cho nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Từ đó sẽ gây ra các triệu chứng như nóng rát, ngứa ngáy…

Thực phẩm có nhiều chất béo, chiên rán quá nhiều dầu mỡ

Đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh, mỡ động vật, đồ xào và chiên rán… đều là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo. Các dạng thực phẩm này sẽ thúc đẩy nấm candida phát triển và khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.

Chất kích thích

Những loại đồ uống như rượu bia, nước có ga, cà phê… đều là những chất kích thích gây hại cho cơ thể. Khi sử dụng thường xuyên sẽ khiến cho lượng vi sinh ở trong cơ thể bị mất cân bằng. Do đó mà nấm candida sẽ sản sinh ra nhiều độc tố hơn.

Đồ ăn cay nóng

Những loại thực phẩm, đồ ăn cay nóng như mù tạt, hạt tiêu, ớt… sẽ khiến cho sự tổn thương cũng như tình trạng lở loét trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, chức năng bài tiết chất độc của thận và gan bị suy giảm và gia tăng những triệu chứng nhiễm nấm candida.

Nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì?2 Cần hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng

Thực phẩm lên men

Những loại thực phẩm lên men cũng nằm trong số các thực phẩm mà bệnh nhân nên tránh nếu như người bệnh bị nhiễm nấm candida. Quá trình chế biến có lên men sẽ khiến cho nấm candida phát triển mạnh và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Một số sản phẩm lên men mà bạn nên tránh như dưa chua, bánh mì, dấm, nước tương, dăm bông, rượu…

Nấm miệng nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên tránh thì để hỗ trợ điều trị căn bệnh nấm miệng và tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hằng ngày.

Sữa chua

Sữa chua vốn là một loại chế phẩm được làm từ sữa và có chứa lợi khuẩn nên có thể khống chế được nấm candida nhờ vào khả năng bổ sung lợi khuẩn. Hàm lượng axit lactic có ở sữa chua sẽ giúp kích thích gia tăng lợi khuẩn ở trong đường ruột và làm giảm hoạt tính của các chất gây hại cho đường ruột. Bên cạnh đó, sữa chua còn kích thích ăn ngon miệng và giúp cho quá trình chuyển hóa cũng như hấp thụ dinh dưỡng ở cơ thể trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin A

Khi bị nấm miệng, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C bởi chúng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Một số thực phẩm giàu vitamin C phải kể đến như dứa, cam, bông cải xanh, kiwi…

Trong khi đó, vitamin A sẽ giúp ngăn ngừa nấm candida. Do đó, một số thực phẩm giàu vitamin A mà bạn nên bổ sung là đu đủ, cà rốt, cà chua, xoài chín, dầu cá…

Các loại hạt

Một số loại hạt rất tốt cho bệnh nhân nấm miệng có thể kể đến như hạt bí đỏ, hạt lanh, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt cải… Điển hình như quả óc chó thường chứa gấp đôi chất chống oxy hóa so với những loại hạt khác và có chứa nhiều protein chất lượng nên có thể thay thế cho vitamin, thịt, khoáng chất, tinh dầu, sữa, chất xơ…

Hành tây, tỏi

Hành tây và tỏi không những khiến cho món ăn trở nên thơm ngon mà còn có tác dụng trị nấm miệng. Hành tây có đặc tính chống nấm mạnh nên có khả năng chống nấm miệng candida. 

Bên cạnh đó, hàm lượng lưu huỳnh và hoạt chất allicin có trong tỏi là những chất chống nấm tự nhiên. Do đó, nếu như bạn bổ sung tỏi vào chế độ ăn hằng ngày thì sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ chữa trị căn bệnh nấm miệng hiệu quả hơn.

Các loại rau cải

Nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì?3 Khi bị nấm miệng, bạn nên ăn nhiều rau củ

Những loại rau cải cũng là thực phẩm mà bạn nên bổ sung khi bị nấm miệng. Củ cải, bắp cải, bông cải xanh… là những thực phẩm có chứa nitơ, lưu huỳnh và hợp chất isothiocyanates có khả năng chống lại tế bào ung thư.

Với những chia sẻ ở bài viết trên, bạn đã hiểu rõ vấn đề “nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì?” rồi chứ. Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất, bạn nên kiên trì sử dụng các loại thực phẩm này trong thời gian dài nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo