Mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Mụn nhọt không đầu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm làn da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ. Nếu để lâu mà không điều trị, các vết do vi khuẩn gây nên sẽ tiến triển nghiêm trọng, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng mà hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của loại mụn này để biết cách xử lý kịp thời nhé!
Mụn nhọt không có đầu là gì?
Mụn nhọt không đầu được nhận biết bằng các khối đỏ, sưng tấy và nhô lên khỏi bề mặt da. Mụn xảy ra do nang lông bị nhiễm trùng, gây sưng, đau và có thể kèm cả mủ viêm ở bên trong. Các u này sẽ phát triển bằng cách to dần lên trong khoảng 3 - 7 ngày, tích nhiều mủ và vỡ ra, chảy mủ hôi thối.
Triệu chứng mụn nhọt không đầu
Mụn nhọt không có đầu thường không có những dấu hiệu rõ ràng nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu phát hiện trên gương mặt hoặc cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sau, khả năng cao là những nốt mụn đã bắt đầu tấn công gương mặt bạn. Cụ thể:
- Ban đầu, bạn sẽ thấy cơ thể nổi lên các nốt sần sùi. Sau 2 - 3 ngày, các nốt sần tăng dần kích thước và bắt đầu sưng lên.
- Sau một thời gian phát triển, mụn sẽ gây đau nhức, khi ấn vào có cảm giác cứng.
- Mụn nhọt không đầu thường nổi ở các vị trí như mặt, cổ, cánh tay, eo, háng và mông.
- Mụn nhọt không đầu thường gặp ở trẻ em, người da, người có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu, bệnh nhân tiểu đường.
- Nếu thấy mụn ẩn dưới da lâu ngày, rất có khả năng mụn bao gồm cả nhiều mủ và nằm sâu dưới da. Khi phát triển cực đại thì mới bắt đầu vỡ ra và làm tràn mủ ra ngoài.
- Việc nặn mụn nhọt không đầu phải vô cùng thận trọng vì có thể làm các nốt mụn lây sang phần da lân cận, gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu và để lại các sẹo rỗ khó loại bỏ được.
Nguyên nhân gây mụn
Trên thực tế, có rất nhiều tác nhân gây ra mụn nhọt không đầu, phổ biến nhất là:
Thay đổi nội tiết tố
Khi bước vào tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, các hormone sinh dục tăng cao khiến bã nhờn hoạt động mạnh gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Dần dần, các vị trí viêm nhiễm ấy hình thành lên mụn nhọt không đầu.
Căng thẳng, stress
Việc căng thẳng thần kinh và stress kéo dài sẽ khiến cho hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn mủ.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Thường xuyên nạp các loại thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, khiến cho gan bị hoạt động quá tải, không thể lọc được các chất độc trong thực phẩm khi đưa vào cơ thể. Điều này khiến cho độc tố bị tích tụ lại nên phải bài tiết qua da và gây nên mụn.
Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây sừng hóa nang lông, làm gia tăng khả năng hình thành các ổ mụn không đầu, mụn bọc, mụn mủ.
Môi trường ô nhiễm
Thời tiết nắng nóng, khói bụi, ánh nắng mặt trời gây ô nhiễm môi trường cũng làm tăng khả năng bị mụn nhọt không đầu. Lúc này, lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn, bụi bẩn bám vào làm tắc nghẽn lỗ chân lông và mất cân bằng độ ẩm khiến mụn dễ dàng hình thành. Không những vậy, thời tiết thay đổi cũng khiến làn da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng hơn. Vì vậy, chỉ cần một tác nhân nhỏ từ môi trường bên ngoài cũng khiến da mặt phản ứng dữ dội bằng cách nổi mụn.
Vệ sinh da không đúng cách
Da không sạch khiến mụn nhọt không đầu tìm đến nhanh hơn. Nguyên nhân là do lượng vi khuẩn cũ không được loại bỏ cùng với lượng vi khuẩn, bụi bẩn mới tích tụ lại khiến làn da trở nên quá tải.
Hơn nữa, việc tẩy tế bào chết quá thường xuyên, hoặc dùng các loại sữa tắm, sữa rửa mặt có khả năng tẩy rửa mạnh sẽ khiến da dẻ bị bào mòn. Đồng thời, làm mất lớp màng tự nhiên bảo vệ da mặt khỏi các tác nhân bên ngoài nên da mặt dễ bị tấn công hơn.
Cách phòng ngừa mụn nhọt không đầu
Mụn nhọt không đầu rất phổ biến nhưng làm sao để phòng ngừa loại mụn này thì không phải là điều quá khó. Bạn chỉ cần tuân thủ theo 10 lời khuyên dưới đây như sau:
- Rửa mặt và làm sạch da thường xuyên 2 - 3 lần/ngày.
- Thường xuyên giữ ẩm cho da.
- Hạn chế trang điểm hoặc trang điểm bằng các mỹ phẩm có xuất xứ từ thiên nhiên.
- Hạn chế đưa tay lên mặt hoặc tự ý nặn mụn.
- Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời.
- Bổ sung đa dạng các chất như: Vitamin, chất xơ, kẽm, omega 3,... và tránh xa đồ ăn nhanh, chất kích thích.
- Mặc quần áo rộng rãi và tập thể dục thường xuyên để kích thích cơ thể đào thải độc tố qua lỗ chân lông.
Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa mụn nhọt không có đầu mà bạn không thể bỏ qua. Để tình trạng mụn không ghé thăm, bạn nên tham khảo những lưu ý trên để giữ gìn làn da luôn khỏe mạnh, mịn màng nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp