Mùa hè: Mùa dịch viêm não Nhật Bản

Người ta thấy rằng nếu như không có muỗi thì sẽ không có bệnh viêm não Nhật Bản. Muỗi chính là tác nhân gây nên bệnh lý này. Vậy nên, cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng mùa hè chính là mùa dịch viêm não Nhật Bản.

Vì sao mùa hè lại là mùa dịch viêm não Nhật Bản?

Mùa hè: mùa dịch viêm não Nhật Bản 1Mùa hè là điều kiện lý tưởng để muỗi phát triển

Mùa hè nóng nực với kiểu thời tiết vô cùng thuận lợi có thể giúp cho muỗi phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ. Mùa hè có nhiều mưa khiến cho bọ gậy phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó, chúng ta thường có tâm lý chủ quan khi mùa hè vô cùng nóng nực ta thường không thích buông màn khi ngủ nên tạo điều kiện cho muỗi dễ dàng đốt người.

Loại muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chính là muỗi Culex. Tại Việt Nam ta, loại muỗi này cũng phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 7. Chúng hoạt động mạnh nhất là vào lúc chập tối.

Đối tượng dễ  mắc bệnh viêm não Nhật bản nhất chính là trẻ em dưới 10 tuổi vì độ tuổi này có sức thụ bệnh cao hơn so với người trưởng thành. Cách duy nhất để phòng bệnh lý này cho tới thời điểm hiện tại chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Chính vì thế, nên tiêm phòng đầy đủ vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ.

Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Mùa hè: mùa dịch viêm não Nhật Bản 2Biểu hiện điển hình của bệnh chính là: sốt cao, ho, mệt mỏi...

Khi bước vào mùa dịch viêm não Nhật Bản tỉ lệ người mắc bệnh này cao nhưng có một chút thiếu sót đó chính là chúng ta thường có xu hướng nhầm lẫn bệnh lý này với bệnh khác.

Bệnh viêm não Nhật bản thường nung bệnh khoảng 5 – 7 ngày sau đó mới phát bệnh. Các triệu chứng đầu tiên thường là: sổ mũi, viêm họng, nghẹt mũi, ho... Sau đó sẽ là sốt cao kèm theo các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đi ngoài…

Khi trẻ mắc bệnh này thường có xu hướng bị cứng gáy cũng như tăng trương lực cơ, trẻ có hiện tượng mất dần ý thức. So song với triệu chứng trên thì có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm: co giật cũng có thể xuất hiện hoặc bị bại, liệt cứng. Kèm theo đó là trẻ vã mồ hôi, loạn mạch, rối loạn nhịp thở và tăng tiết dịch ở hệ hô hấp…

Làm gì để phòng bệnh viêm não Nhật Bản một cách hiệu quả?

Tác hại của bệnh viêm não Nhật Bản thì bạn đã biết nhưng làm thế nào để phòng dịch viêm não Nhật Bản đây?

Mùa hè: mùa dịch viêm não Nhật Bản 3Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là điều mà bất cứ ai cũng nên làm.

Chúng ta nên triệt tiêu nguyên nhân gây ra bệnh lý này là muỗi. Vệ sinh sạch sẽ nơi bạn sống, thu dọn tất cả những thứ có chứa nước tồn đọng. Ao hồ sông suối nên vệ sinh thường xuyên để có thể không là môi trường lý tưởng cho muỗi trú ngụ.

Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là điều mà bất cứ ai cũng nên làm. Nếu bạn có con nhỏ hay tuân thủ đúng theo lịch tiêm chủng Quốc gia đó là tiêm 3 mũi khi trẻ  dưới năm tuổi. Nếu người lớn chưa từng tiêm thì nên tiêm ngay trước khi mùa dịch viêm não Nhật Bản bùng phát.

Mùa hè - mùa dịch viêm não Nhật Bản đang ở những tháng cao điểm nhất. Hãy vì sức khỏe của bản thân và những người thân yêu trong gia đình để có một thái độ phòng bệnh hiệu quả nhất.

Diệu Linh



Chat with Zalo