Mỗi ngày uống 1 viên Panadol có sao không? Những lưu ý khi sử dụng Panadol
Bên cạnh những tác dụng hạ sốt và giảm đau nhanh chóng, việc lạm dụng Panadol hoặc sử dụng thuốc này trong một thời gian dài có thể gây hại tới sức khỏe. Vậy mỗi ngày uống 1 viên Panadol có được không? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Tổng quan
Panadol bao gồm 3 loại chính:
- Dạng viên nén: Loại này thường được gọi là Panadol xanh. Thuốc làm giảm các triệu chứng đau từ mức độ nhẹ tới vừa như: Đau đầu, đau răng, đau cơ, đau họng, đau sau các thủ thuật nha khoa…
- Dạng viên sủi: Loại này thường được gọi là Panadol sủi. Viên sủi chứa paracetamol, một hoạt chất giúp hạ sốt, giảm đau. Thuốc dùng cho các cơn đau từ nhẹ tới vừa như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh…
- Panadol Extra: Loại này thường gọi là Panadol đỏ. Thuốc chứa paracetamol - chất giảm đau, hạ sốt và caffeine - chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Vì vậy, thuốc có tác dụng với những cơ đau từ nhẹ tới vừa như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, sốt…
Thuốc có tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt hiệu quả
Cách sử dụng Panadol đúng cách
Trước khi trả lời cho câu hỏi mỗi ngày uống 1 viên Panadol có sao không, bạn cũng nên nắm được cách dùng thuốc đúng chuẩn?
Thuốc chỉ dùng đường uống, không được sử dụng quá liều chỉ định của bác sĩ và không nên uống khi bụng đói. Chỉ nên dùng thuốc với liều thấp cần thiết để đạt được hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn. Thời gian điều trị Panadol không nên kéo dài quá 3 ngày. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài hơn 3 ngày, nghiêm trọng hơn hay xuất hiện triệu chứng khác, bạn phải ngừng sử dụng thuốc ngay trừ khi có chỉ định dùng thuốc tiếp của các bác sĩ chuyên khoa.
Với những người bệnh mắc bệnh lý đền như bệnh gan thận, người nghiện rượu mạn tính, người sử dụng bia rượu quá nhiều… cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian sử dụng thuốc bởi cồn có trong đồ uống có thể làm gia tăng độc tính của thuốc trên gan thận.
Bên cạnh đó, một số người mẫn cảm với thành phần của thuốc có thể xuất hiện các biểu hiện dị ứng như phát ban, ngứa ngáy. Khi gặp bất kỳ một biểu hiện bất thường nào, bạn phải ngừng thuốc ngay. Đối với những người có tiền sử phản ứng với Panadol, không nên sử dụng thuốc lại và khi đi khám cần báo cho bác sĩ biết để lựa chọn thuốc phù hợp.
Không nên sử dụng kết hợp nhiều thuốc có chứa paracetamol bởi có thể gây quá liều thuốc, gây độc trên gan thận. Khi ngộ độc paracetamol có thể xuất hiện các triệu chứng như da vàng, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, thậm chí là tử vong. Những triệu chứng ngộ độc này thường xuất hiện trong 24 giờ đầu, kèm theo đó là các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, da tái, đổ mồ hôi, thậm chí có thể gây hoại tử gan không hồi phục.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chứa paracetamol, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc này với các loại thuốc ho, giảm đau khác, tránh gây quá liều paracetamol.
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để không gặp phải các tác dụng phụ
Mỗi ngày uống 1 viên Panadol có sao không?
Thuốc có thành phần chính là paracetamol. Paracetamol vốn được xem là một hoạt chất khá an toàn khi dùng đúng liều. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng thuốc quá liều hay dùng thuốc liên tục trong nhiều ngày dù với hàm lượng thấp mỗi ngày đều có nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có thể gây ngộ độc thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Do những biểu hiện của ngộ độc paracetamol hết sức kín đáo, không biểu hiện rầm rộ, thậm chí trong những ngày đầu, nếu không được làm xét nghiệm theo dõi thì người dùng cũng không biết mình bị ngộ độc thuốc. Tới khi có biểu hiện rõ ràng thì đã muộn, thường đã tổn thương gan thận, suy gan cấp, hôn mê gan thậm chí là tử vong.
Paracetamol là loại thuốc thuộc nhóm thuốc không kê đơn, người dùng có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Trên thị trường, thuốc có rất nhiều tên thương mại, tuy tên gọi khác nhau nhưng đều chứa hoạt chất là paracetamol. Chính vì vậy, nếu không để ý, người bệnh rất dễ dùng cùng các thuốc cùng hoạt chất, đặc biệt trong trường hợp chưa hạ sốt, đau chưa giảm. Điều này dễ gây ra quá liều paracetamol quy định trong một ngày và gây lên ngộ độc thuốc.
Mỗi ngày uống 1 viên Panadol có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Để việc sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau Panadol đạt hiệu quả tối ưu và an toàn nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi sử dụng thuốc nên tham khảo kỹ hướng dẫn của các bác sĩ, tuân thủ liều chỉ định của bác sĩ.
- Khi sốt cao trên 38,5 độ C mới dùng thuốc.
- Chống chỉ định dùng thuốc để giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Đối với những người bị đau đầu, đau răng, đau khớp, chấn thương… dùng thuốc này để giảm đau cần lưu ý thuốc có tác dụng giảm đau sau khi uống thuốc từ 15 - 30 phút và tác dụng tối đa khi dùng thuốc là 3 đến 4 giờ. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo sau 4 - 6 giờ mới sử dụng lại thuốc.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia hay các đồ uống có cồn khác trong quá trình dùng thuốc.
- Chống chỉ định dùng thuốc này cho các đối tượng say rượu, bệnh lý tim phổi, bệnh về máu, người mẫn cảm với thuốc.
- Việc dùng loại thuốc này trong bữa ăn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc, vì vậy nên dùng thuốc sau bữa ăn khoảng 30 phút và uống thuốc với một ly nước đầy để đảm bảo thuốc được hấp thu hiệu quả.
Không nên sử dụng rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi mỗi ngày uống 1 viên Panadol có sao không cũng như biết cách sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo an toàn tối đa. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thuốc, hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý mua thuốc và dùng thuốc, tránh tình trạng dùng thuốc quá liều và gặp phải các tác dụng không mong muốn. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Hà An nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong.vn