Mắt đỏ, cộm có là hiện tượng của đau mắt đỏ?
Tìm hiểu hiện tượng của đau mắt đỏ để biết chính xác những biểu hiện, triệu chứng và cách xử lý nếu người than hoặc bạn gặp phải căn bệnh này.
Đau mắt đỏ là gì ?
![Mắt đỏ, cộm có là hiện tượng của đau mắt đỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mat_do_com_co_la_hien_tuong_cua_dau_mat_do_3_b8fc6c54b8.jpg)
Hiện tượng của đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân tình trạng này chủ yếu là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Cách nhận biết hiện tượng đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn. Thông thường, sẽ bị đỏ một bên mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai và cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát. Đặc biệt mắt ra nhiều ghèn, mắt khó mở vào buổi sáng ngủ dậy do nhiều dử dính chặt.
Khi bị hiện tượng đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, đau họng, xuất hiện hạch ở tai, thị lực không bị suy giảm, vẫn nhìn thấy bình thường. Ở tình trạng nặng, người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…
![Mắt đỏ, cộm có là hiện tượng của đau mắt đỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mat_do_com_co_la_hien_tuong_cua_dau_mat_do_1_8a1a31db2f.jpg)
Cách xử lý hiện tượng của đau mắt đỏ
Cách điều trị có hiệu quả nhất là khi tìm được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, người bệnh cần đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc tra nhỏ.. . Ở thể nhẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, góp phần làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh hãy bỏ qua các mẹo dân gian như xông lá trầu, bỏ qua việc điều trị truyền tai tiêm kháng sinh vào mắt, bỏ qua cả việc kết hợp 3 – 4 loại thuốc mỗi ngày… bởi tất cả những cách đó không làm đau mắt đỏ nhanh khỏi.
Nguyên tắc là rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Khi rửa, cần dùng gạc (giấy sạch) hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho người khác.
Rửa sạch hai mắt xong, dùng gạc sạch lau khô dử mắt và hãy đi rửa tay xà phòng thật sạch rồi mới nhỏ thuốc. Việc rửa mắt sẽ dễ hơn nếu có người hỗ trợ. Đây là bước quan trọng nhất trong chăm sóc mắt đau mắt đỏ, giảm tiết dử, dính mắt do dử.
Nếu rửa mắt đúng cách, thường sau ngày thứ 3 - 4 ngày, mắt sẽ không còn tiết dử, đỡ chói nhưng vẫn đỏ, chảy nước mắt. Đại đa số bệnh nhân chỉ cần thực hiện rửa mắt mỗi ngày thì sau 7 - 10 ngày là khỏi mà không phải dùng thêm loại thuốc nào.
![Mắt đỏ, cộm có là hiện tượng của đau mắt đỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mat_do_com_co_la_hien_tuong_cua_dau_mat_do_2_3d9490e86e.jpg)
Với hiện tượng của đau mắt đỏ dị ứng, hiện tượng ngứa mắt sẽ tăng nhưng tuyệt đối tránh dụi mắt vì mà nên đắp một miếng gạc lạnh để làm dịu. Người bệnh cần kết hợp nghỉ ngơi, tiến hành cách ly và chỉ dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Sau 5-7 ngày, nếu bệnh không thuyên giảm cần tái khám, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác trong thời gian bị bệnh.
Ngoài ra, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn; uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Nếu không bị bệnh thì tuyệt đối không tiếp xúc với ai mắc bênh, nếu tiếp cần đeo khẩu trang. Trong nhà, nếu có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.
Bảo Bảo