Mách bạn cách hạ đường huyết hiệu quả sau bữa ăn

Sau mỗi bữa ăn thông thường lượng đường huyết của người bị tiểu đường sẽ tăng lên gây ra các hệ quả không tốt. Nếu như bạn không xử lý vấn đề này kịp thời thì sẽ dẫn tới những biến chứng tác động các bộ phận như mắt, thận, và hệ thống thần kinh, tim. Bài viết này nêu ra các cách hạ đường huyết hiệu quả sau bữa ăn.

1. Hiện tượng đường huyết tăng đột biến là gì?

Sau mỗi bữa ăn, lượng đường huyết thường tăng tạm thời một cách đột biến. Ngay cả ở người bình thường không bị đái tháo đường, thì sau mỗi bữa ăn, lượng đường huyết cũng tăng 1 chút. Thế nhưng, nếu lượng đường huyết tăng quá cao sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn và đồng thời gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Mách bạn cách hạ đường huyết hiệu quả sau bữa ăn 1Sau các bữa ăn đường huyết thường tăng cao hơn

Đối với người bình thường, khi ăn đồ ăn có chứa chất bột đường sẽ gây ra 2 phản ứng quan trọng trong tuyến tụy: đó là sự phóng thích insulin ngay tức thì vào máu, và sự giải phóng hormone amylin. Insulin bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức (để chuyển glucose ra khỏi máu và vào tế bào) và kết thúc công việc chỉ trong vài phút. Amylin sẽ giữ cho đồ ăn không đến ruột non quá nhanh (khi chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu). Cuối cùng, kết quả là, tại thời điểm lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên, insulin sẽ đưa lượng glucose đến các tế bào của cơ thể. Ở hầu hết mọi trường hợp, mức đường huyết tăng sau bữa ăn dường như không đáng kể.

Nhưng ở những người mắc bệnh tiểu đường thì ngược lại. Các insulin tác động nhanh xen lẫn trong mỗi bữa ăn sẽ mất tầm 15 phút để bắt đầu hoạt động, từ 60–90 phút để đến “cao nhất” hoặc đạt hiệu quả tối đa và 4 giờ hoặc nhiều hơn để kết thúc công việc của mình.

Trong khi đó, amylin không được sản xuất đủ, vì vậy sự di chuyển dòng thức ăn từ dạ dày đến ruột không chậm như cách nó hoạt động. Kết quả là thực phẩm được tiêu hóa nhanh hơn bình thường. Sự kết hợp của insulin chậm hơn và thức ăn tiêu hóa nhanh hơn làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột biến ngay sau khi ăn.

2. Cách hạ đường huyết hiệu quả sau bữa ăn?

- Đo lường sự tăng đột biến

Thời gian chính xác của sự tăng đột biến nồng độ glucose trong máu có thể thay đổi từ người này sang người khác và tùy vào từng bữa ăn. Thông thường mức đường huyết tối đa có xu hướng xảy ra khoảng 1 tiếng và 15 phút sau mỗi bữa ăn. Vì vậy, kiểm tra lượng đường trong máu của bạn (sử dụng máu từ ngón tay) khoảng một giờ sau khi kết thúc bữa ăn sẽ cho bạn biết mức độ đường huyết đang diễn ra. Hãy kiểm tra trước và sau bữa sáng, trưa và tối nhiều lần để xác định mức độ tăng đột biến xảy ra sau mỗi bữa ăn. Thông thường, những đột biến đáng kể thường xảy ra sau bữa sáng, nhưng vẫn nên kiểm tra sau mỗi bữa ăn ít nhất vài lần để xem điều gì đang diễn ra.

Mách bạn cách hạ đường huyết hiệu quả sau bữa ăn 2Thường xuyên đo lường mức đường huyết trong cơ thể tăng đột biến như thế nào

- Cách tiếp cận y khoa để kiểm soát đột biến

Phương pháp tiếp cận phổ biến giúp giảm lượng glucose trong máu sau những bữa ăn là bổ sung insulin. Nhưng chỉ trừ khi mức đường trong máu của bạn vẫn cao trong 3–6 giờ sau khi ăn, nếu không việc dùng nhiều insulin trong xử lý hạ đường huyết sẽ không giải quyết được vấn đề. Trên thực tế, việc tăng mức insulin trong bữa ăn sẽ khiến lượng đường huyết thấp trước bữa ăn kế tiếp.

Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp đường huyết hoạt động tốt hơn:

+ Chọn đúng insulin (hoặc thuốc khác)

+ Thời gian tiêm tĩnh mạch insulin cũng phải hợp lý và đúng cách

+ Hãy thử dùng GLP-1 hoặc Symlin

- Cách hạ đường huyết hiệu quả bằng thay đổi lối sống

Giống như nhiều biện pháp quản lý bệnh tiểu đường khác, thuốc chỉ đóng góp một phần trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết đột biến sau bữa ăn. Ngoài ra, các chế độ ăn uống và tập thể dục còn đóng vai trò quan trọng không kém. Sau đây là một số cách:

+ Hãy nghĩ đến việc làm cho chỉ số GI thấp.

+ Chia nhỏ bữa ăn của bạn.

+ Hãy hoạt động vừa sức.

Mách bạn cách hạ đường huyết hiệu quả sau bữa ăn 3Cách hạ đường huyết hiệu quả là bạn hãy hoạt động điều độ 

Với nhiều tác dụng ngắn hạn và dài hạn của cách hạ đường huyết hiệu quả sau bữa ăn, chắc chắn bạn sẽ có những kế hoạch của riêng mình để bắt đầu đo lường, đánh giá và kiểm soát đường huyết sau bữa ăn. Nếu mức đường trong máu của bạn cao hơn mức bình thường hay bạn bị bệnh hạ đường huyết, hãy trao đổi với y bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị mới.

Thanh Hiền



Chat with Zalo