Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào là thích hợp?

Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường xảy ra ở khu vực chi dưới. Bởi đây là bộ phận cách xa tim đồng thời cũng chịu áp lực lớn từ sức nặng của cơ thể. Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể được điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Bị giãn tĩnh mạch khám khoa nào là thắc mắc chung của nhiều người khi có nhu cầu lên lịch thăm khám và điều trị bệnh.

Một số thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch

Để giải đáp được thắc mắc bị bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào, trước hết bạn cần tìm hiểu một số thông tin về căn bệnh này. Giãn tĩnh mạch là tình trạng máu ứ đọng tại tĩnh mạch dẫn đến tăng áp suất trong tĩnh mạch và khiến chúng dần giãn rộng ra. Việc tĩnh mạch bị giãn dần theo thời gian khiến lưu lượng máu động mạch đi đến 2 chi dưới cũng giảm dần gây ra các biến chứng như: Suy tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thành tĩnh mạch bị viêm, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân. Từ đó gây cản trở sự di chuyển máu từ chân về tim dẫn đến ứ trệ tuần hoàn. Bệnh giãn tĩnh mạch thường không gây triệu chứng nguy hiểm ngay lập tức nhưng nếu không điều trị có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào là thích hợp?
Bệnh giãn tĩnh mạch thường không gây triệu chứng nguy hiểm ngay lập tức

Ngoài việc gây khó chịu, đau nhức, ngứa, chuột rút… nếu có các huyết khối xuất hiện gần vùng bị giãn tĩnh mạch thì các triệu chứng giãn tĩnh mạch sẽ nghiêm trọng hơn. Thậm chí, có thể gây tử vong nếu bị huyết khối tĩnh mạch sâu do dòng máu bị cản trở nặng nề.

Đối với những trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch nông không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần điều trị sớm nếu xảy ra nhiễm trùng ở các tổ chức xung quanh. Nếu không xử trí kịp thời, huyết khối tĩnh mạch có thể di chuyển đến phổi dẫn đến thuyên tắc phổi gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai mà bị giãn tĩnh mạch thì cần điều trị sớm. Khi người mẹ ít vận động, bị rối loạn đông máu thì nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch cũng cao hơn. Vì vậy, các chị em cần hết sức cẩn thận với các triệu chứng như: Sưng đau ở chân, đùi, bị sốt nhẹ.

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào?

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào? Giãn tĩnh mạch là bệnh lý liên quan đến mạch máu, do đó việc thăm khám bệnh sẽ thuộc chuyên khoa Tim mạch. Khi muốn khám giãn tĩnh mạch người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa này để việc chẩn đoán và điều trị thu được hiệu quả cao. Tốt nhất, bạn nên đến những bệnh viện lớn hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để được thăm khám sớm và biết hướng điều trị đúng cách, hiệu quả và an toàn.

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào là thích hợp? 1
Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa Tim mạch

Thăm khám đúng chuyên khoa Tim mạch và điều trị theo phác đồ phù hợp của bác sĩ cũng sẽ giúp bạn sớm cải thiện được các triệu chứng, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng của bệnh. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp áp dụng các cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả để hỗ trợ việc điều trị.

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ thăm khám giãn tĩnh mạch

Sau khi biết bị bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào, nhiều người bệnh còn quan tâm đến vấn đề lựa chọn địa chỉ thăm khám bệnh lý này bởi đây là yếu tố tác động rất nhiều đến kết quả điều trị. Nếu lựa chọn cơ sở y tế không uy tín sẽ khiến bệnh tình chuyển biến xấu, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, bạn nên tìm đến địa chỉ khám giãn tĩnh mạch đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Để khám giãn tĩnh mạch bạn có thể lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân đều được. Tuy nhiên, cần tìm đến đơn vị được cấp giấy phép hoạt động bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Có đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm ở khoa Tim mạch, niềm nở và nhiệt tình với bệnh nhân.
  • Chọn cơ sở được đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến, hiện đại được nhập khẩu từ các nước lớn để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán đúng và chỉ định quy trình điều trị bệnh hiệu quả.
  • Không gian thăm khám sạch sẽ, thoáng mát và có đầy đủ hàng ghế ngồi chờ cho bệnh nhân.
  • Quy trình khám chữa bệnh rút gọn, tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo đủ các bước cơ bản.
  • Công khai minh bạch với bệnh nhân tất cả chi phí điều trị, kể cả các khoản dự định phát sinh.
Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khám khoa nào là thích hợp? 2
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và cho làm xét nghiệm cần thiết khi thăm khám giãn tĩnh mạch

Những xét nghiệm cần thực hiện khi thăm khám giãn tĩnh mạch?

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về bệnh sử, tình trạng sức khỏe và triệu chứng, rồi tiến hành khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám màu sắc và hình thái của các tĩnh mạch nổi rõ. Để xem khả năng lấp đầy máu của tĩnh mạch, bác sĩ có thể dùng dây garo hay dùng tay nhấn trực tiếp vào tĩnh mạch. Nhằm xác định chẩn đoán giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể chỉ định siêu âm Duplex.

Siêu âm Duplex là phương pháp khảo sát sử dụng sóng siêu âm không đau, có tần số cao hơn tai người có thể nghe được. Thời gian thực hiện  mất khoảng 20 phút cho mỗi chân và kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ đo tốc độ của lưu lượng máu và khảo sát cấu trúc của tĩnh mạch chân. Bên cạnh việc phát hiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phương pháp siêu âm này còn giúp xác định nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch do các bệnh lý khác ngoài tĩnh mạch.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp thắc mắc giãn tĩnh mạch khám khoa nào và các tiêu chí lựa chọn cơ sở y tế tốt nhất để chữa bệnh. Ở các bệnh viện, chuyên khoa Tim mạch là nơi thăm khám điều trị bệnh giãn tĩnh mạch phù hợp nhất. Tuy nhiên muốn được chữa trị đúng hướng và đạt hiệu quả nhanh chóng bạn nên tìm tới các địa chỉ uy tín, được đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ cũng như tay nghề của bác sĩ.

Xem thêm:



Chat with Zalo