Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu? HIV dễ lây không?

Lây nhiễm HIV luôn là nỗi lo sợ của nhiều người vì HIV là căn bệnh thế kỷ, gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Nhiều người băn khoăn liệu HIV có dễ lây không và lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu. Bạn hãy cùng Nhà Thuốc Hà An tìm hiểu qua bài viết này nhé.

HIV là gì?

HIV là một loại virus khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng phá hủy hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng người bệnh không còn khả năng chống lại những tác nhân nhiễm trùng thông thường. Virus HIV tấn công tế bào bạch cầu CD4, nhân lên thành số lượng lớn bản sao khác và tiêu diệt tế bào bàn đầu. Sau đó chúng lan tỏa khắp cơ thể và dần dần phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Kết quả là số lượng tế bào bạch cầu CD4 trong cơ thể sụt giảm, lượng virus HIV tăng lên và có thể lây truyền do nồng độ virus cao trong lượng máu đủ để lây nhiễm. Giai đoạn cửa sổ là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất do cơ thể gần như không có triệu chứng, người mang virus vẫn có thể sinh hoạt như người bình thường nên hầu như không biết đến tình trạng bệnh của mình.

Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu? HIV dễ lây không? 1 Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

Các con đường lây nhiễm HIV

Lây nhiễm qua đường máu

Máu là con đường lây nhiễm HIV phổ biến. Virus HIV có nhiều trong máu, các chế phẩm máu, trong các thành phần của máu. HIV có thể dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua những hành vi sau:

  • Tiêm, chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm.
  • Truyền máu, các chế phẩm máu có nhiễm virus HIV.
  • Sử dụng các vật sắc nhọn chung mà không được xử lý: Dụng cụ xăm, lưỡi dao cạo râu, bàn chải đánh răng...
  • Trong y tế, phơi nhiễm qua các dụng cụ chưa được tiệt khuẩn: Kim châm cứu, bơm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật (dao, kéo, kẹp...).
  • Dính máu của người bị nhiễm HIV qua các vết thương hở.
  • Ghép mô, tạng từ người nhiễm HIV sàng lọc không kĩ.
Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu? HIV dễ lây không? 2 Dùng chung bơm kim tiêm khiến HIV lây qua đường máu

Lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Tất cả những hình thức quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm:

  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Quan hệ tình dục qua đường miệng.

Trong đó quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Đường miệng có nguy cơ thấp nhất.

Lây nhiễm từ mẹ sang con

Theo 2 con đường:

  • Khi mang thai, virus HIV có thể qua nhau thai từ mẹ vào cơ thể của thai. Trong quá trình chuyển dạ, virus HIV có trong nước ối, dịch âm đạo xâm nhập vào thai nhi qua những vết xước niêm mạc mắt, mũi, hậu môn, da.
  • Trong quá trình cho con bú, virus HIV xâm nhập vào cơ thể trẻ qua sữa hoặc vết nứt núm vú của mẹ.

HIV không lây truyền trong những môi trường nào?

Do lượng virus quá ít để lây nhiễm nên HIV không truyền được trong các môi trường sau:

  • Qua nước: Virus HIV không tồn tại được trong môi trường nước, ví dụ nước tại hồ bơi, nhà vệ sinh, nhà tắm. Các chất hóa học trong các bể bơi còn có khả năng tiêu diệt virus HIV.
  • Qua không khí: Do virus HIV không thể tồn tại trong môi trường không khí nên không thể nào lây nhiễm HIV qua hắt hơi, sổ mũi.
  • Qua các dịch tiết của người nhiễm HIV: Như nước bọt, mồ hôi, nước mắt vì nồng độ virus rất thấp.
  • Qua muỗi đốt: Trong dạ dày của muỗi có chứa acid tiêu diệt virus HIV, do đó muỗi đốt không làm lây HIV.

Do vậy HIV là bệnh không dễ lây. Không nên kỳ thị, ngại tiếp xúc với người nhiễm HIV. Đồng thời cũng không nên quá lo lắng khi tiếp xúc với người HIV. Chỉ khi có những yếu tố nguy cơ rõ ràng, bạn mới tiến hành các xét nghiệm phát hiện virus HIV.

Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra con số cụ thể lượng máu đủ để lây nhiễm HIV. Thông thường khi có sự tiếp xúc giữa máu của hai người, khả năng phơi nhiễm khá cao.

HIV chỉ lây qua những vết thương hở chảy máu mà không lây qua các vùng da lành. Với những vết thương đã liền, có da non vẫn được tính là vùng da nguyên vẹn. Sau khi sơ cứu, bạn chỉ cần rửa sạch bề mặt da bằng xà phòng thì có thể yên tâm.

Những đối tượng mắc HIV ở nước ta chủ yếu tập trung ở những người nam quan hệ đồng giới, tiêm chích ma túy, mại dâm. Còn trong dân số chung, tỷ lệ mắc bệnh thấp, chỉ từ 0,3 đến 0,4%.

Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu? HIV dễ lây không? 3 Chưa có nghiên cứu cụ thể về lượng máu đủ để lây nhiễm HIV

Điều trị dự phòng ngay sau phơi nhiễm HIV

Dựa vào khả năng kháng virus của thuốc ARV, các nhà khoa học hiện nay đã thành công đưa ARV vào phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm virus HIV. Nhiễm HIV toàn thân không xảy ra ngay mà cần có thời gian để virus nhân lên thành một số lượng đủ lớn. Do vậy ngay trong giai đoạn cửa sổ, điều trị bằng ARV có khả năng ức chế sự tăng số lượng vi khuẩn, giúp dự phòng phơi nhiễm toàn thân và tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Khi số lượng virus trong cơ thể ở mức thấp còn có thể giảm khả năng lây truyền sang người khác. Người bệnh có thể mang thai, sinh con như người bình thường.

Nếu dùng ARV sớm sau phơi nhiễm thì có thể phòng nhiễm trùng toàn thân. Duy trì ARV trong 4 tuần sẽ giúp cơ thể đào thải những tế bào bị nhiễm virus HIV ban đầu theo cơ chế miễn dịch tế bào, từ đó có thể thải trừ hoàn toàn virus HIV trong cơ thể.

WHO hướng dẫn dùng phác đồ 2 hoặc 3 thuốc để nâng tỷ lệ thành công lên tới trên 95%. Điều trị đạt được hiệu quả cao nhất trong những giờ đầu sau khi phơi nhiễm virus HIV, và giảm dần theo thời gian, tới mốc 72 giờ sau phơi nhiễm được cho rằng không còn hiệu quả.

Việc khám phát hiện bệnh kịp thời, điều trị đúng phác đồ và tư vấn tâm lý khi phơi nhiễm HIV là rất cần thiết:

  • Để xác định mình có khả năng phơi nhiễm HIV hay không bạn có thể xét nghiệm máu tại nhà bằng que test nhanh. 
  • Sau đó bạn cần được bác sỹ khám, đánh giá nguy cơ phơi nhiễm, sau đó là theo dõi triệu chứng và tái khám định kỳ. 
  • Bạn cũng cần được tư vấn tâm lý khi tiến hành điều trị HIV để có thể duy trì việc điều trị đều đặn. 
  • HIV là căn bệnh thế kỷ song bạn vẫn luôn có thể có một cuộc sống tươi vui, bình thường như bao người khác nếu như tuân thủ điều trị y tế.

Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn khái quát về khả năng lây nhiễm của virus HIV và lượng máu đủ để lây nhiễm HIV. Nếu có thêm thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo