Lợi ích và lưu ý về thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 1 tuổi
Phương pháp ăn dặm do bé chỉ huy (BLW) đã khá quen thuộc với các bà mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm. Các giai đoạn ăn dặm của bé thường được xác định bằng các kỹ năng mà bé đang học. Vậy thực đơn ăn dặm cho bé tự lập như thế nào là hợp lý, vừa giúp trẻ có được những bữa ăn dinh dưỡng, vừa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn?
Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Lợi ích và lưu ý về phương pháp BLW?
Ăn dặm tự chỉ huy
Ăn dặm tự chỉ huy có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Áp dụng phương pháp ăn dặm BLW giúp trẻ luôn chủ động trong khẩu phần ăn, trẻ tự quyết định ăn gì, ăn như thế nào, ăn bao nhiêu, từ đó dạy trẻ tính tự lập. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể cầm và nắm thức ăn trên tay, giúp trẻ phát triển vị giác và các giác quan. Cho phép trẻ học cách nhai trước rồi mới nuốt. Điều này khuyến khích trẻ có thể kiểm soát loại thức ăn chúng thích và lượng đưa vào miệng. Nhưng đây không phải là những lợi ích duy nhất của cách ăn dặm này. Những lợi ích tiềm năng của việc ăn dặm tự chỉ huy cũng bao gồm:
- Khuyến khích trẻ em khám phá nhiều loại kết cấu và hương vị hơn. Điều này có thể khiến chúng phát triển sở thích ăn uống lành mạnh và đa dạng về lâu dài. Chỉ cần nhớ rằng loại hạt và hải sản là những thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, vì vậy mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng cách tốt nhất để cho bé làm quen với những thực phẩm này.
- Có thể giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em. Ăn dặm tự chỉ huy cho phép trẻ tự điều chỉnh lượng thức ăn dựa trên mức độ đói của mình. Điều này hạn chế trẻ ăn quá nhiều, hạn chế thừa cân. Chúng có trọng lượng nhẹ hơn so với những thức ăn được cho ăn bằng thìa.
- Việc cầm thức ăn bằng tay khuyến khích phát triển kỹ năng linh hoạt của giác quan giữa tay và mắt.
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy
Nhưng phương pháp nào cũng có những hạn chế của nó. Và điểm quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy là:
- Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có thể gây hóc, sặc thức ăn như các loại trái cây có hạt, các loại hạt, xúc xích,... và các món ăn giòn như khoai tây chiên, bánh quy,...
- Luôn giám sát trẻ trong khi ăn, không bao giờ để trẻ ăn mà không có người lớn giám sát.
- Giữ trẻ ngồi thẳng trên ghế trong khi ăn. Không để bé vừa ăn vừa bò, vừa chơi, vừa nằm.
Đối phó với các phản ứng dị ứng: Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo rằng càng đưa ra nhiều lựa chọn thì càng có nhiều khả năng trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm như phát ban, sưng da, sưng lưỡi, khó thở, tím tái, nôn mửa, khó nuốt, tiêu chảy. Lúc này phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
Thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 1 tuổi
Ăn dặm tự chỉ huy giúp mẹ tiết kiệm nhiều thời gian cho bé ăn và bé có thể ăn cùng thức ăn với gia đình. Mẹ nên linh hoạt với việc nên cho bé ăn gì, tùy theo khả năng của bé mà chế biến món ăn sao cho tiện lợi và phù hợp. Dưới đây là một số thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 1 tuổi. Cơm sẽ hơi khó bốc bằng tay nên mẹ có thể vo thành viên tròn, cuộn với rong biển để bé dễ cầm ăn.
Thực đơn 1: Cơm trắng có thể viên nhỏ cho bé dễ cầm, cải luộc, cánh gà nướng, bơ cắt miếng nhỏ.
Thực đơn 2: Cơm trắng, rau củ hấp như đậu bắp, cà rốt, đậu hà lan luộc, trứng cuộn, cà chua bi.
Thực đơn 3: Cơm trắng, súp lơ luộc, nấm luộc, thịt viên chiên, dâu tây.
Thực đơn 4: Cơm trắng, bí ngòi, ớt chuông luộc, thịt viên chiên rau củ, dâu tây, việt quất.
Thực đơn 5: Cơm viên rắc bột đậu nành, vụn rong biển, cải bó xôi xào tỏi, thịt bọc sả chiên, quả cam.
Thực đơn 6: Cơm trắng, rau củ luộc (củ cải trắng, đậu hà lan), cà chua bi, thịt viên chiên.
Thực đơn 7: Cơm viên rắc vụn rong biển, củ cải luộc, thịt nướng, cam.
Thực đơn 8: Cơm trắng, rau củ luộc (mướp đắng, cà rốt, ớt chuông), đùi vịt luộc.
Thực đơn 9: Cơm trắng, rau củ luộc (ngô bao tử, nấm đông cô, cà rốt, măng tây), gà viên chiên, dâu tây.
Thực đơn 10: Cơm trắng, cà rốt luộc, khoai tây chiên, thịt gà bọc sả hấp, kiwi.
Ngoài ra, còn rất nhiều thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 1 tuổi khác mà ba mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, các mẹ phải dựa vào sở thích ăn uống của bé để chế biến những món ăn hợp khẩu vị đảm bảo trẻ thích thú và ăn nhiều hơn từ đó bảo đảm được sự phát triển của bé. Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ ăn uống không đúng cách có nguy cơ chậm lớn, suy dinh dưỡng,... Do đó ba mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B để giúp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp