Loạn thị có di truyền không?
Qua các thống kê, khảo sát thì loạn thị không chừa một ai, kể cả những em bé vừa mới chào đời và liệu rằng các bạn có đặt câu hỏi: Loạn thị có di truyền hay không? Cùng Hà An Pharmacy đi giải đáp thắc mắc này nhé.
Loạn thị di truyền và các mức độ loạn
Nhiều người cứ lầm tưởng, loạn thị chỉ xảy ra ở người trưởng thành nhưng thật ra có nhiều em bé vừa lọt lòng mẹ đã mang căn bệnh bẩm sinh này. Và ngày nay, đối tượng trẻ nhỏ mắc bệnh loạn thị bẩm sinh ngày càng tăng nhanh, ngay từ lúc chào đời đã có những bất thường về mắt, có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mắt.
Loạn thị bẩm sinh có thể chia ra nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau, được phân biệt như sau:
- Dưới 0,6 diop: Mắt bình thường, loạn thị trong phạm vi này hầu như không ảnh hưởng đến thị giác và sinh hoạt hằng ngày.
- Từ 0,6-2 diop: Mức độ nhẹ, trong phạm vi này mắt có các triệu chứng như mỏi mắt, mờ mắt, ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người bệnh.
- Từ 2-4 diop: Mức độ trung bình, khi mắt bị khuyết tật ở mức độ này thì người bệnh nên đi khám để có phương pháp điều trị đúng cách.
-
Trên 4 diop: Mức độ nặng cũng như mức độ trung bình là người bệnh nên đi khám và can thiệp càng sớm càng tốt vì ở mức độ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
Loạn thị di truyền từ mẹ sang con
Theo các bác sĩ thì loạn thị bẩm sinh không tăng lên theo thời gian như cận thị, viễn thị và loạn thị cũng không nguy hiểm, có thể trị dứt điểm. Đặc biệt ngày nay có nhiều phương pháp luyện tập để tự chữa loạn thị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với thăm khám định kỳ hoặc gặp phải chấn thương về mắt thì tình trạng bệnh có thể ngày nặng thêm.
Lưu ý những trường hợp trẻ sinh ra bị loạn thị do di truyền mà trên 2 diop thì nên đưa đi khám để có phương pháp điều trị hợp lý, còn dưới 2 diop thì chỉ cần thăm khám định kỳ là được.
Loạn thị có di truyền không? Các dấu hiệu nhận biết
Các bác sĩ đã khẳng định, loạn thị có tính di truyền từ bố mẹ sang con, nếu bố hoặc mẹ bị loạn thị thì trẻ sinh ra có xác suất bị loạn thị thấp, nhưng nếu cả bố và mẹ đều bị loạn thị thì khả năng cao trẻ sinh ra sẽ bị di truyền. Để rõ hơn thì bố mẹ có thể quan sát con trẻ thông qua những dấu hiệu gợi ý dưới đây:
- Trẻ nhìn mờ, không thấy rõ ở cả gần lẫn xa, hình ảnh bị méo mó và nhoè đi.
- Thường xuyên đau đầu.
- Khi nhìn trẻ thường nheo mắt lại.
- Thỉnh thoảng chảy nước mắt.
- Khi trẻ nhìn một vật nhưng lại thấy đến hai hoặc đến ba bóng mờ.
- Mắt trẻ bị mỏi, khô mắt.
Thường các triệu chứng của loạn thị bẩm sinh không nặng, thậm chí không ảnh hưởng gì đến cuộc sống nên các bậc cha mẹ dễ lơ là, không theo dõi, quan sát tình trạng bệnh của trẻ. Để duy trì được thị lực ổn định, không giảm sút theo thời gian, các bác sĩ khuyến cáo phải đưa trẻ đi khám mắt định kỳ hoặc khi nào xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Trẻ bị loạn thị sẽ nhìn hình ảnh rất mờ và méo mó
Nguyên nhân gây loạn thị di truyền
Theo các bác sĩ nha khoa thì loạn thị có tính di truyền từ bố mẹ sang con theo các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Trong thời gian thai kỳ, người mẹ không được tiêm chủng đầy đủ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus (nhất là ở giai đoạn cuối thai kỳ) gây loạn thị cho trẻ.
- Gia đình có người bị loạn thị cũng có khả năng cao sinh con mắc bệnh.
- Loạn thị cũng có thể xảy ra lúc sinh do chấn thương tại mắt.
Cách chữa loạn thị do di truyền
Loạn thị di truyền rất khó chữa nhưng không phải là không có phương pháp, phẫu thuật được xem là cách duy nhất để chữa loạn thị do di truyền nhưng với điều kiện là phải chờ khi con bạn trưởng thành, có sức khỏe tốt, độ loạn ổn định, không mắc các khuyết tật khác về mắt.
Những phương pháp phẫu thuật loạn thị di truyền hiệu quả được kể đến như Phakic ICL, Relex Smile,... được kiểm chứng của hàng ngàn bệnh nhân loạn thị, giúp bệnh nhân thoát khỏi sự phụ thuộc vào kính loạn thị, cải thiện thị lực rõ rệt nhất.
Phương pháp Phakic ICL là một trong những phương pháp hữu hiệu trong việc chữa loạn thị
Chăm sóc trẻ bị loạn thị di truyền
Trẻ mắc phải loạn thị di truyền rất khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng rất lớn đến học tập cũng như vận động, sinh hoạt hằng ngày. Do đó, các bậc làm cha làm mẹ hãy giúp con mình cải thiện tình trạng loạn thị để hạn chế bệnh tình nặng hơn, giảm mỏi mắt, duy trì được thị lực ổn định. Các cách chăm sóc trẻ loạn thị tại nhà đơn giản như sau:
- Chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, cân bằng giữa đạm, tinh bột, rau xanh, hạn chế các chất béo, dầu mỡ, đường, muối, ăn nhiều rau quả có chứa vitamin A, C, các loại cá có chứa omega-3 để cải thiện thị lực.
- Dùng kính đúng với độ loạn: Hãy cho trẻ đến bệnh viện mắt uy tín để thăm khám và cắt kính đúng với độ loạn của trẻ, khuyến khích sử dụng kính loạn kết hợp chống lóa, chống ánh sáng xanh, tia UV để bảo vệ mắt trước các tác nhân có hại bên ngoài.
- Sắp xếp không gian và thời gian sinh hoạt hợp lý, khoa học: Chọn bàn ghế hợp với độ tuổi của trẻ, ngồi đúng tư thế, điều chỉnh ánh sáng hợp lý không được quá tối cũng không quá sáng, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.
- Thăm khám định kỳ: Nên thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám mắt theo định kỳ để có biện pháp ngăn ngừa và xử lý nếu bệnh tình nặng hơn.
- Thực hiện các bài tập loạn thị: Thường xuyên luyện tập các bài tập về mắt được các bác sĩ khuyến khích cho người loạn thị để cải thiện tình trạng khô mắt, mỏi mắt giúp mắt sáng khỏe.
Thăm khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ là một việc không được bỏ qua đối với trẻ bị loạn thị di truyền.
Qua bài viết trên, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi là loạn thị có di truyền và tùy mức độ loạn thị nặng hay nhẹ mà có cách chữa trị khác nhau. Để rõ hơn tình trạng bệnh thì hãy cho trẻ đi tới các bệnh viện mắt uy tín với đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, thăm khám và được tư vấn cụ thể, bên cạnh đó cha mẹ hãy giúp con có bảo vệ đôi mắt của mình, bố trí không gian và thời gian sinh hoạt, học tập hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập các bài tập của mắt loạn thị.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp