Liệu nâng mũi có được ăn bí đỏ không? Cần lưu ý gì khi ăn bí đỏ sau phẫu thuật?
Bí đỏ là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Và nâng mũi có được ăn bí đỏ không chắc hẳn đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Trước khi lý giải thắc mắc này, hãy cùng Hà An Pharmacy điểm qua một vài nét về bí đỏ bạn nhé.
Tổng quan về bí đỏ
Bí đỏ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bí rợ, bí ngô. Bí đỏ thuộc họ bầu bí, thân dây và mọc thành từng cụm lan rộng. Quả bí đỏ có hình trụ hoặc hình cầu, có màu xanh khi còn non nhưng khi chín thì lại chuyển sang màu vàng cam. Bên ngoài chia thành từng múi, bên trong chứa nhiều hạt. Thịt bí đỏ rất dày, mềm khi non và cứng khi già.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quả bí đỏ có chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất cùng các axit hữu cơ có lợi cho sức khỏe. Không dừng lại ở đó, bí đỏ còn rất giàu tryptophan - chất cấu thành protein cần thiết cho mọi hoạt động của tế bào thần kinh.
Theo thống kê, trong 100 gam thịt bí đỏ có chứa:
- 85 - 91% là nước.
- 85 - 170 kJ năng lượng.
- 3,3 - 11 gam bột đường.
- 0,1 - 0,5 gam chất béo.
- 0,8 - 2 gam chất đạm.
- 5 - 6 gam gluxit.
- 0,9 gam protein.
- Hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất và hợp chất chống oxy hóa khác.
![Liệu nâng mũi có được ăn bí đỏ không? Cần lưu ý gì khi ăn bí đỏ sau phẫu thuật? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lieu_nang_mui_co_duoc_an_bi_do_khong_can_luu_y_gi_khi_an_bi_do_sau_phau_thuat_1_64e16ee722.jpg)
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, bí đỏ mang đến cho người sử dụng rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, cụ thể:
- Rất tốt cho mắt: Bí đỏ có chứa hàm lượng vitamin A và beta carotene - tiền chất của vitamin A dồi dào có tác dụng bảo vệ thị lực, ngăn ngừa các bệnh lý về mắt trong đó có thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Chất xơ, vitamin C và kali có trong bí đỏ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung bí đỏ vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch bao gồm bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch…
- Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư: Với hàm lượng cao carotene và lutein - hợp chất hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do từ đó bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây một số bệnh ung thư.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Bí đỏ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào không chỉ giúp nhu động ruột từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru mà còn làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Các thực phẩm từ bí đỏ còn góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
- Làm đẹp da: Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng beta caroten có trong bí đỏ có tác dụng như một loại kem chống nắng tự nhiên, có tác dụng bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, trong đó có tia UV. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C và các hợp chất như lutein, zeaxanthin cùng một số chất chống oxy hóa dồi dào, bí đỏ còn có tác dụng mang đến cho chị em phụ nữ làm da khỏe mạnh và căng bóng.
- Hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng: Bí đỏ chứa rất ít calo và là thực phẩm rất tốt cho những ai đang có nhu cầu giảm cân. Bên cạnh đó, chất xơ trong bí đỏ còn có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn, giúp hạn chế lượng thức ăn hấp thu vào cơ thể từ đó giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
![Liệu nâng mũi có được ăn bí đỏ không? Cần lưu ý gì khi ăn bí đỏ sau phẫu thuật? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lieu_nang_mui_co_duoc_an_bi_do_khong_can_luu_y_gi_khi_an_bi_do_sau_phau_thuat_2_b46ad41fc0.jpg)
Nâng mũi có được ăn bí đỏ không?
Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp mũi của bạn mau lành thương và hài hòa với khuôn mặt. Nhưng liệu nâng mũi có được ăn bí đỏ không? Trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật, bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày:
- Những thực phẩm giàu protein có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giúp vết thương mau lành. Ví dụ: Sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, ngũ cốc, thịt nạc…
- Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm như sưng, đỏ… đồng thời làm mờ thâm và tăng sức đề kháng. Ví dụ: Ớt chuông, súp lơ, cà rốt, bí đỏ…
- Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng làm chậm quá trình lão hóa đồng thời giảm viêm hiệu quả. Ví dụ: Trà xanh, ngũ cốc, các loại đậu…
Với những thông tin nêu trên, có thể thấy, bí đỏ là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vậy nâng mũi có được ăn bí đỏ không?
Theo các chuyên gia, sau phẫu thuật nâng mũi, chị em hoàn toàn có thể ăn bí đỏ. Đây là một trong những thực phẩm nên bổ sung vào khẩu phần ăn sau khi làm bất kỳ phẫu thuật nào nhằm bồi bổ sức khỏe cũng như thúc đẩy quá trình lành thương.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bí đỏ rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm hiệu quả, do vậy, ăn bí đỏ sau phẫu thuật có thể giảm tình trạng viêm tại vết mổ nói riêng và toàn thân nói chung mà cụ thể là cải thiện các triệu chứng của viêm như sưng, nóng, đỏ, đau cho người bệnh sau phẫu thuật.
Cùng với đó, bí đỏ cũng là nguồn cung cấp hàm lượng lớn vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa viêm nhiễm tại vết mổ rất tốt đồng thời giúp thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, trong Đông y, bí đỏ có tính ấm và vị ngọt, có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa khí huyết do vậy không gây sẹo sau phẫu thuật nâng mũi. Đồng thời trong bí đỏ còn rất giàu carotenoid và kẽm giúp chống viêm, nhanh lành sẹo và mờ thâm hiệu quả.
![Liệu nâng mũi có được ăn bí đỏ không? Cần lưu ý gì khi ăn bí đỏ sau phẫu thuật? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lieu_nang_mui_co_duoc_an_bi_do_khong_can_luu_y_gi_khi_an_bi_do_sau_phau_thuat_3_b0d1d955c0.jpg)
Một số lưu ý khi ăn bí đỏ sau phẫu thuật nâng mũi
Bí đỏ được đánh giá là thực phẩm lành tính và khi ai đó hỏi rằng nâng mũi có ăn được bí đỏ không thì câu trả lời là có bạn nhé. Tuy bí đỏ rất tốt cho người sau phẫu thuật, song khi ăn bí đỏ, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:
- Ăn bí đỏ với một lượng vừa đủ và không ăn quá nhiều bí đỏ trong cùng một thời điểm bởi bí đỏ có chứa hàm lượng chất xơ khá cao, rất dễ gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn bí đỏ 2 bữa/tuần.
- Đối với những chị em có cơ địa mẫn cảm có thể sẽ dị ứng với bí đỏ. Do vậy cần để ý xem sau khi ăn bí đỏ có gặp phải tình trạng buồn nôn, đau bụng hay khó thở không để có thể nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời.
- Không nên ăn bí đỏ quá già hoặc để quá lâu bởi lúc này lượng đường trong bí đỏ tăng, dễ bị biến chất hoặc lên men gây ra các độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Khi đang bị rối loạn tiêu hóa, tuyệt đối không được ăn bí đỏ bởi ăn bí đỏ sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, đặc biệt là bảo quản trong ngăn đá bởi lúc này bí đỏ sẽ ngả sang màu vàng nâu và không đảm bảo an toàn khi ăn.
- Bí ngô được chỉ ra là có tác dụng lợi tiểu. Do vậy việc ăn quá nhiều bí ngô có thể gây ra các phản ứng tương tự như khi uống thuốc lợi tiểu.
![Liệu nâng mũi có được ăn bí đỏ không? Cần lưu ý gì khi ăn bí đỏ sau phẫu thuật? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lieu_nang_mui_co_duoc_an_bi_do_khong_can_luu_y_gi_khi_an_bi_do_sau_phau_thuat_4_9654aa6509.jpg)
Có thể thấy rằng, bí đỏ là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về bí đỏ cũng như một số lưu ý khi ăn bí đỏ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề nâng mũi có được ăn bí đỏ không thì hãy liên hệ trực tiếp với Hà An Pharmacy để được giải đáp bạn nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp