Các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn sai cách

Rắn cắn có thể gây nguy hiểm thế nên nắm được các bước sơ cứu khi bị rắn cắn sẽ bảo vệ người bệnh khỏi cơn nguy kịch. Cùng tìm hiểu những phương pháp hữu ích nhất qua bài viết sau.

Vì sao nên biết về các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn

Các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn 1 Áp dụng các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách vô cùng quan trọng

Việc áp dụng các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách, kết hợp với việc điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu sẽ giảm bớt nguy hiểm đổi với nạn nhân lên đến 70% (trong trường hợp bị rắn độc cắn).

Nếu phát hiện người bị rắn độc cắn hoặc bản thân bị rắn cắn, bạn nên gọi người đến giúp đỡ và gọi số khẩn cấp cho cơ sở y tế gần nhất để được đưa đi cấp cứu (đặc biệt trong trường hợp thấy vết thương có dấu hiệu đổi màu, bắt đầu sưng hoặc đau.)

Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn có thể làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ giúp bảo vệ tính mạng của nạn nhân, đặc biệt là ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với hệ thần kinh, tuần hoàn hay hô hấp.

Sơ cứu đúng cách ở giai đoạn sớm còn giúp loại bỏ bớt nọc độc ra khỏi cơ thể. Vì nếu đợi đến khi đến bệnh viện thì nọc độc đã ngấm sâu vào cơ thể, quá trình điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm sơ cứu thì cũng không tự ý thực hiện vì có thể gây tác dụng ngược làm tình trạng thêm nguy kịch. Sau khi sơ cứu xong, bạn nên vận chuyển người bệnh một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến nơi điều trị. 

Các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn

Đánh giá tình hình xung quanh

Đầu tiên bạn hãy cố gắng nhận biết con rắn cắn nạn nhân là loài rắn độc hay lành. Bạn có thể dựa vào màu sắc của hoa văn của chúng để xác nhận. Những loài rắn độc thường có màu nổi bật, và có thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng. Chúng thường có những vân họa tiết hình kim cương, hoặc có từ 3 màu trở lên.

Một cách khác để nhận biết nạn nhân có bị rắn độc cắn hay không là dựa vào hình dạng của vết cắn. Rắn độc thường có hai răng nanh độc lớn nằm ở vị trí cửa hàm trên. Chính vì vậy vết cắn của chúng thường có dấu móc độc đặc trưng. Nếu con rắn cắn nạn nhân đã chết thì bạn nên mang theo xác chúng để bác sĩ kiểm tra. 

Xem xét tình trạng của nạn nhân

Sau đó bạn hãy xem xét về tình trạng của nạn nhân: Tỉnh hay không tỉnh. Nếu nạn nhân vẫn còn tỉnh thì hãy trấn an, không để người bệnh tự đi lại vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn.

Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thì nên kiểm tra người bệnh những dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, đau ngực, đau bụng, chảy máu không. Nếu khó thở thì cần hà hơi thổi ngạt hoặc sử dụng bóp bóng, máy thở xách tay,.. Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tim phổi ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

Tiến hành sơ cứu 

áp dụng các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách 2 Rửa sạch vết cắn rắn dưới vòi nước cùng với xà phòng

Để nạn nhân nằm hoặc ngồi ở nơi bằng phẳng, sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim.

Loại bỏ nọc độc bằng cách rửa sạch vị trí bị cắn bằng xà phòng và nước ấm. Chú ý làm sạch sâu vào bên trong vết thương. 

Sau đó lau khô và dùng băng gạc để thấm nước và máu. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, không băng chặt vết thương.

Dùng miếng nẹp, miếng gỗ, miếng bìa cứng,... để cố định vị trí bị cắn.

Để bệnh nhân nghỉ ngơi và đợi đội y tế đến cứu chữa.

Nên tránh các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn sai cách sau

Các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn 3 Không tự ý đắp lá lên vết thương do rắn cắn

Dùng băng garo để cột chặt vết thương: Vết thương bị rắn cắn không nên khâu kín, băng bó hay, bôi thuốc kín, vì sẽ khiến máu không lưu thông được dẫn khiến cho vết thương bị hoại tử. Trong một số trường hợp vết thương bị quấn chặt, khi bác sĩ kiểm tra thì chất độc bị khóa kín trong vết thương ùa nhanh về tim mạch khiến bệnh nhân bị sốc và tử vong.

Tác động mạnh tại vùng rắn cắn: Những hành động như chích, đâm, chọc, rạch vết cắn để nặn máu ra đều có thể gây thương tổn thêm cho mạch máu, dây thần kinh,... từ đó khiến nọc độc vào hệ tuần hoàn nhanh hơn.

Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt là bạn không được tự ý hút nọc độc cho bệnh nhân. Điều này không giúp hút nọc độc ra khỏi cơ thể mà còn có thể gây nguy hiểm ngược lại cho người sơ cứu. 

Không được tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là những loại thuốc Nam thường được truyền tai nhau.

Điều tốt nhất đối với bệnh nhân bị rắn cắn là đưa họ đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp. Dù rằng trong một số trường hợp bạn có thể nhận biết đó là loại rắn không có độc. 

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo