Làm gì khi bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn?
Ghèn mắt là gì?
Ghèn mắt hay được gọi là gỉ mắt có thể xuất phát từ hai điểm lệ ở mí mắt trên và dưới. Về mặt sinh lý, ghèn mắt có tác dụng giữ không cho nước mắt chảy không kiểm soát và đồng thời giúp làm ẩm bề mặt mắt, tránh bị khô.
Do đó, việc mỗi sáng bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn với số lượng ít sẽ là bình thường và cha mẹ có thể lấy ghèn mắt ra và vệ sinh mắt cho bé. Tuy nhiên, nếu tính chất và số lượng ghèn mắt thay đổi do với thường ngày thì cần phải theo dõi và thăm khám khi cần thiết.
Bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn có nguy hiểm không?
Bình thường, đổ ghèn mắt sẽ không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, nếu xuất hiện thêm các dấu hiệu sau thì rất có thể đây là gợi ý cho bệnh lý về mắt ở bé 1 tuổi. Cụ thể là:
- Bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn số lượng nhiều, liên tục trong ngày khiến trẻ quấy khóc, khó mở mắt.
- Ghèn mắt có thể có màu xanh, vàng, hoặc lẫn mủ…
- Kèm theo sưng tấy mắt và vùng xung quanh mắt, mắt đỏ hoặc chảy nước mắt.
- Diễn biến bệnh kéo dài trên 2 ngày không đỡ, thậm chí có xu hướng gia tăng.
Nếu bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn với tính chất như trên thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời nhé!
Nguyên nhân bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn
Mắt bị đổ ghèn nhiều, màu xanh hoặc vàng lẫn mủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên hay gặp nhất là các bệnh viêm nhiễm của mắt. Bao gồm:
Viêm kết mạc
Trong viêm kết mạc mắt, bé có thể có các triệu chứng sau đây:
- Bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn nhiều.
- Có thể có đỏ bên trong mắt, đau mắt khiến bé quấy khóc.
- Bé đi lại hoặc di chuyển thường xuyên ngã hoặc va chạm do giảm thị lực.
- Bé có thể có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng như quấy khóc khi bật đèn hoặc ra ngoài trời sáng…
Trong trường hợp này thì việc chữa trị tốt nhất cho bé là tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc và chậm trễ trong việc đưa bé đi khám để tránh những biến chứng không mong muốn.
Tắc tuyến lệ
Tuyến lệ làm nhiệm vụ tiết nước mắt, giúp loại bỏ các bụi bẩn từ môi trường bám vào bề mặt mắt, từ đó giúp làm sạch và bảo vệ đôi mắt. Tuy nhiên, nếu tuyến lệ bị tắc sẽ khiến ứ đọng nước mắt và con đường lưu thông của nước mắt xuống mũi họng cũng bị cản trở.
Điều này làm tuyến lệ kích thích tăng tiết gỉ mắt nhiều hơn và gây ra triệu chứng mắt bị đổ ghèn. Đa số tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng nếu diễn biến bệnh kéo dài thì cha mẹ có thể đưa bé đi khám để điều trị dứt điểm.
Cảm lạnh
Bé 1 tuổi có thể bị cảm lạnh do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn hoặc virus. Những tác nhân này không chỉ gây bệnh ở đường hô hấp trên của bé mà còn có thể gây viêm nhiễm ở cơ quan lân cận, trong đó có mắt gây đổ ghèn. Ngoài ra, bé còn có thể có triệu chứng như sốt, đau họng, ho khạc đờm hoặc mắt bị sưng đỏ…
Mắt khô
Khi mắt khô sẽ làm cản trở thị lực của bé, do đó, cơ thể có cơ chế bù trừ bằng việc tăng cường sản xuất nước mắt và ghèn mắt giúp bôi trơn, dưỡng ẩm và làm sạch bề mặt mắt. Từ đó, cũng khiến bé bị đổ ghèn nhiều, liên tục. Tuy nhiên, trong trường hợp này ghèn mắt thường trong suốt và bé cũng không có biểu hiện của viêm nhiễm xung quanh.
Chữa trị cho bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn
Tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn biến của quá trình đổ ghèn mắt mà cách chữa trị đổ ghèn sẽ khác nhau. Các cách chữa trị mà mẹ có thể tham khảo như:
- Nếu bé bị đổ ghèn khô, dính vào mi mắt khiến bé khó mở mắt thì cần phải có cách vệ sinh mắt phù hợp. Có thể dùng tăm bông lau rửa mắt bé nhẹ nhàng từ 2 - 3 lần bằng nước muối sinh lý ấm.
- Ghèn mắt có màu vàng giống mủ hoặc màu xanh, diễn biến kéo dài thì nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu bé có biểu hiện tắc tuyến lệ hoặc mắt khô thì có thể sẽ được các bác sĩ điều trị bằng cách thông tuyến lệ hoặc sử dụng nước mắt nhân tạo để thay thế.
Lưu ý rằng, mắt bé 1 tuổi rất nhạy cảm nên cần hạn chế lau quá sâu hoặc quá mạnh. Đồng thời, không được nhỏ vào mắt bé bất kỳ dung dịch hoặc thuốc gì mà chưa được sự cho phép của chuyên gia y tế.
Phòng tránh đổ ghèn mắt ở bé 1 tuổi
Để phòng tránh đổ ghèn ở mắt cho bé 1 tuổi có thể sử dụng nhiều phương pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả cao như:
- Vệ sinh mắt cho bé 1 tuổi đúng cách bằng việc lau rửa nhẹ nhàng bằng muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mắt cho bé hàng ngày.
- Chuẩn bị cho bé khăn mặt và khăn tắm riêng và sau mỗi lần sử dụng cần được giặt sạch sẽ và đem phơi dưới ánh nắng hoặc sấy khô.
- Bảo vệ mắt của bé khi ra nắng như che ô, đội mũ hoặc sử dụng kính râm cho bé.
- Tránh để bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi khiến kích thích tuyến lệ sản xuất ghèn mắt và tuyến lệ.
- Hạn chế cho bé xem máy tính, điện thoại hoặc tivi trong thời gian kéo dài ở khoảng cách gần để tránh khô mắt khiến bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn.
- Cho bé ăn đa dạng thực phẩm với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin A.
Tóm lại, bé 1 tuổi mắt bị đổ ghèn có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện nguy cơ kèm theo thì cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần cho bé đến bác sĩ để được điều trị sớm nhất. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các mẹ!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp