Huyết áp150/90 có cao không? Biến chứng gì khi không kiểm soát huyết áp?

Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Nhân viên y tế căn cứ vào chỉ số huyết áp mà đánh giá mức độ tăng huyết áp của bệnh nhân. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này về chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao, huyết áp 150/90 có cao không và biến chứng gì khi tăng huyết áp không chữa trị?

Chỉ số huyết áp như thế nào là bình thường ?

Huyết áp là áp lực của máu chảy trong lòng mạch máu tác dụng lên thành động mạch, giúp duy trì tưới máu cho các cơ quan trong cơ thể. Khi áp lực này tăng lên sẽ gây cao huyết áp.

Chỉ số huyết áp thể hiện qua hai con số là huyết áp tâm thu (Huyết áp cao nhất khi tim co bóp đẩy máu đi) và huyết áp tâm trương (Huyết áp khi tim giãn ra để nghỉ ngơi giữa các nhịp đập). Dựa vào phân độ tăng huyết áp mà đánh giá bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không. Theo Hướng dẫn thực hành lâm sàng ACC/AHA năm 2017 về quản lý tăng huyết áp động mạch, mức độ tăng huyết áp được phân như hình dưới đây.

2-1.png
Phân độ tăng huyết áp theo ACC/AHA 2017

Huyết áp 150/90 có cao không?

Theo tiêu chuẩn ACC/AHA 2017, huyết áp bình thường cao (huyết áp tâm thu 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg) hay còn gọi là tiền tăng huyết áp, giai đoạn này có khả năng bị cao huyết áp, nên thực hiện các bước để hạ huyết áp và ngăn không cho huyết áp tăng cao. Cho nên, huyết áp 150/90 có cao không? Câu trả lời là "Có" và chỉ số đó thuộc tăng huyết áp giai đoạn 2 (mức độ trung bình).

2-6.jpg
Sử dụng thiết bị đo huyết áp để đánh giá huyết áp của bạn có bình thường không

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến thời điểm đo huyết áp do có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến huyết áp như khi ngủ huyết áp sẽ thấp hơn, sau khi vận động mạnh hay tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, hút thuốc lá,... cũng làm tăng chỉ số huyết áp. Do vậy, cần theo dõi huyết áp nhiều lần trong ngày trong cùng một thời điểm mỗi ngày để có kết quả chính xác nhất.

  • Trước khi đo: Quản lý cảm xúc, tâm trạng. Không hút thuốc, uống đồ uống có chứa caffein. Không tập thể dục trong vòng 30 phút trước khi đo huyết áp. Cần đi tiểu tiện trước khi đo vì khi bàng quang chứa đầy nước sẽ làm tăng huyết áp tạm thời. Lưu ý khi chuẩn bị vòng bít phải vừa với cánh tay để có một thông số chính xác.
  • Trong khi đo: Ngồi trên ghế một cách thoải mái, có thể tựa lưng vào ghế, chân để trên mặt đất, tay để trên bàn với độ cao ngang ngực. Không nói chuyện khi đo.
  • Sau khi đo: Nên đo lại thêm 1 lần sau lần đo đầu tiên 1 phút. Ghi lại chỉ số huyết áp vào sổ theo dõi và mang theo khi đi khám bệnh. Và một điều cần thiết là bảo trì thiết bị đo huyết áp hàng năm để đảm bảo máy hoạt động tốt.
2-3.jpeg
Tư thế đo huyết áp chuẩn

Biến chứng gì xảy ra khi huyết áp cao không kiểm soát?

Huyết áp 150/90 đã là tăng huyết áp giai đoạn 2, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. 

Biến chứng trên mạch máu lớn

Tổn thương não

Mạch máu tăng nguy cơ bị vỡ khi tăng huyết áp kéo dài dẫn đến nhồi máu não hay đột quỵ. Người bị đột quỵ sẽ có một số biểu hiện như:

  • Mặt bị lệch một bên, không cười được hoặc miệng/mắt bị xệ xuống.
  • Cánh tay bị yếu hoặc tê ở một cánh tay hoặc không thể nhấc cả hai cánh tay lên.
  • Lời nói bị ngọng, không rõ hay không nói được dù vẫn tỉnh táo.

Tổn thương tim

Tăng huyết áp lâu ngày làm tổn thương lớp nội mô thành mạch, tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành, gây hẹp dần lòng mạch. Dẫn đến không dẫn đủ máu nuôi cơ tim gây ra triệu chứng mệt, đau ngực khi gắng sức. Không chỉ thế, khi mảng xơ vữa hình thành sẽ lôi kéo các tế bào máu đến bám vào thành mạch tạo nên huyết khối, gây tắc nghẽn mạch vành và dẫn đến nhồi máu cơ tim. Và rồi, tim phải hoạt động nhiều hơn để để bơm máu đến cơ quan bị tắc nghẽn, làm cho cơ tim dày lên và dần trở nên suy yếu. Lâu ngày có thể gây ra suy tim.

Biến chứng trên mạch máu nhỏ

Tổn thương mắt

Huyết áp càng cao và thời gian càng lâu sẽ làm tổn thương các mạch máu ở mắt như tổn thương dây thần kinh trong mắt do lưu lượng máu kém, tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu cho võng mạc, tắc nghẽn các tĩnh mạch mang máu ra khỏi võng mạc. Dẫn đến một số triệu chứng điển hình sau:

  • Nhìn đôi, nhìn mờ hoặc mất thị lực;
  • Nhức đầu.

Tổn thương thận

Huyết áp cao gây tăng áp lực lên mạch máu ở thận làm mạch, theo thời gian, các mạch máu này sẽ dày lên, xơ sẹo kém đàn hồi. Lúc này thận đã bị tổn thương, khả năng lọc máu giảm, gây ra tình trạng tích tụ các chất độc dẫn đến suy thận do phải làm việc nhiều hơn để đào thải các chất tích tụ. 

Một số triệu chứng bạn có thể gặp khi suy thận bao gồm:

  • Huyết áp cao;
  • Giảm lượng nước tiểu hoặc khó tiểu;
  • Phù chân, mắt cá hay toàn thân;
  • Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm.

Tổn thương thần kinh

Tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh Alzheimer (chứng suy giảm trí nhớ). Nguyên nhân là do động mạch bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn dẫn đến hạn chế lưu lượng máu đến não. Điều này có thể gây ra một loại chứng mất trí nhớ gọi là chứng mất trí nhớ mạch máu.

2-8.png
Các biến chứng nghiêm trọng của tăng huyết áp

Huyết áp 150/90 là huyết áp cao ở mức trung bình. Có thể không có triệu chứng rõ ràng vì tăng huyết áp là bệnh phát triển trong thầm lặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng là ngay cả khi khỏe mạnh, bạn nên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với những gia đình có tiền sử bệnh lý. Người bệnh cần theo dõi lâu dài, đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ.



Chat with Zalo