Hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim cho những ai chưa biết

Trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm, việc theo dõi các chỉ số sinh tồn như độ bão hòa oxy trong máu và nhịp tim trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim không chỉ giúp người dùng hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình mà còn hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh lý. Hiểu biết về cách sử dụng và diễn giải các chỉ số này sẽ trang bị cho mỗi người những kiến thức cần thiết để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tổng quan về chỉ số spo2 và nhịp tim

Trước khi tìm hiểu về cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim, hãy cùng Nhà Thuốc Hà An tìm hiểu chỉ số spo2 là gì và nhịp tim là gì bạn nhé.

Chỉ số spo2 là gì?

Spo2 là viết tắt của từ Saturation of peripheral oxygen, dịch sang tiếng việt là mức độ bão hoà oxy trong máu. Theo đó, chỉ số spo2 là chỉ số dùng để xác định mức độ bão hoà oxy trong máu. Chỉ số này có thể dễ dàng được xác định khi đo qua da bằng một thiết bị đầu dò được kẹp ở ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.

Việc xác định chỉ số spo2 sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt oxy trong máu ở người bệnh. Chính vì thế, việc thường xuyên theo dõi chỉ số này là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp đang có chuyển biến xấu, có nguy cơ suy tuần hoàn, suy hô hấp,…

Khi cơ thể trong trạng thái bình thường, các chức năng sinh lý hoạt động ổn định, không có các dị vật hoặc tác nhân gây cản trở quá trình hô hấp, chỉ số spo2 sẽ dao động ở ngưỡng 95 - 100%. Spo2 được gọi là thấp hay thiếu oxygen trong máu khi chỉ số này dưới 95%. Trong đó:

  • Spo2 dao động trong ngưỡng 94 - 96%: Lượng oxy trong máu dưới mức trung bình song chưa đáng báo động.
  • Spo2 dao động trong ngưỡng 90 - 93%: Đây là chỉ số báo động tình trạng nguy hiểm, cần được hỗ trợ ngay.
  • Spo2 dưới 90%: Chỉ số này báo động tình trạng khẩn cấp, cần được áp dụng các biện pháp cấp cứu ngay.
Hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim cho những ai chưa biết 1
Chỉ số spo2 là gì?

Nhịp tim là gì?

Nhịp tim được định nghĩa là số lần tim đập trong 1 phút. Chỉ số này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhận biết các dấu hiệu bất thường của tim cũng như hỗ trợ chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe khác.

Ở người trưởng thành, chỉ số nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60 - 100 lần/phút. Chỉ số này có thể thay đổi theo từng phút. Tuổi tác, sức khỏe tổng quát, cảm xúc,… là những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim. Điều này có nghĩa, nhịp tim bình thường của mỗi người sẽ có sự khác biệt.

Trong trường hợp nhịp tim thay đổi đột ngột, bạn cần nghỉ ngơi và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể xác định được các vấn đề bất thường về sức khoẻ nếu có. Nhịp tim được cho là bất thường khi tim đập quá nhanh hoặc đập quá chậm. Cụ thể:

  • Tim đập nhanh khi nhịp tim trên 100 lần/phút.
  • Tim đập chậm khi nhịp tim dưới 60 lần/phút.

Cách sử dụng máy đo spo2 và nhịp tim

Hiện nay, có không ít các loại máy đo nồng độ oxy trong máu ra đời nhằm hỗ trợ theo dõi chỉ spo2. Chưa kể có nhiều sản phẩm máy tích hợp công nghệ hiện đại, hỗ trợ hiển thị thêm nhiều chỉ số theo dõi sức khoẻ hơn song nhìn chung tất cả các máy đo đều hiển thị được 2 thông số cơ bản đó là độ bão hoà oxy trong máu ngoại vi spo2 và nhịp tim.

Hầu hết các loại máy đo spo2 và nhịp tim trên thị trường hiện nay đều được vận hành với nguyên lý đo xung, kẹp ở cổ tay hoặc đầu ngón tay. Đây là hình thức đo gián tiếp, không xâm lấn, không gây đau đớn cũng như tổn thương gì cho cơ thể. Chính vì thế, cách sử dụng máy đo spo2 và nhịp tim cũng khá đơn giản, ai cũng có thể tự đo cho bản thân và người thân.

Về cơ bản, cách sử dụng máy đo spo2 và nhịp tim sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tổng quát hiện trạng của máy: Máy còn pin không, bật máy lên máy có hoạt động bình thường hay không. Nếu hết pin, bạn cần sạc pin hoặc thay pin tuỳ vào cấu tạo của từng loại máy.
  • Bước 2: Mở kẹp ra sau đó đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm đến điểm tận cùng của máy. Bạn nên kẹp vào ngón tay không quá dài để đầu ngón tay có thể che kín đúng vị trí bộ phận cảm biến trong khe hẹp. Thông thường, để đo spo2, bạn thường kẹp vào ngón tay cái hoặc ngón trỏ.
  • Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Đối với một số máy tự động, bạn không cần thao tác gì thêm. Sau một vài giây, kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình của máy đo.
  • Bước 4: Kết thúc quá trình đo, bạn chỉ cần rút ngón tay ra và máy sẽ tự động tắt sau một khoảng thời gian nhất định. Bạn cũng có thể lưu máy để theo dõi liên tục tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim cho những ai chưa biết 2
Cách sử dụng máy đo chỉ số spo2 và nhịp tim như thế nào

Hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim

Thực tế cho thấy, không phải ai cũng nắm được cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim. Dưới đây là cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim, bạn đọc có thể tham khảo:

Cách đọc chỉ số nhịp tim

Trên màn hình máy đo spo2 và nhịp tim, chỉ số nhịp tim hiển thị ở dạng số tại vị trí có hình trái tim hoặc tại vị trí có ghi chữ PR. Đơn vị đo là lần/phút và phạm vi đo là 0 - 254 lần/phút.

Cách đọc thông số nhịp tim sẽ là thông số + đơn vị đo. Ví dụ: Thông số nhịp tim trên máy hiển thị là 65 thì cách đọc sẽ là 65 lần/phút.

Giá trị nhịp tim bình thường của người trưởng thành khi nghỉ ngơi là 60 - 90 lần/phút.

Cách đọc chỉ số spo2

Trên màn hình máy đo po2 và nhịp tim, chỉ số spo2 hiển thị dưới dạng số phần trăm tại vị trí có ghi chữ spo2. Theo đó, đơn vị đo spo2 sẽ là phần trăm (%).

Phạm vi đo của spo2 là từ 0 - 100%. Giá trị spo2 được đánh giá là bình thường nếu chỉ số hiển thị dao động trong khoảng 98 - 100%.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim cho những ai chưa biết 3
Bác sĩ hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim

Lưu ý trong quá trình đo spo2 và nhịp tim để có kết quả chính xác

Thực tế cho thấy, không phải lúc nào máy đo spo2 và nhịp tim cũng cho ra kết quả chính xác hoàn toàn bởi độ chính xác của kết quả đo spo2 và nhịp tim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình đo spo2 và nhịp tim để có kết quả chính xác, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Khi đo, bạn cần lưu ý đặt dụng cụ đo thấp hơn vị trí của tim, giữ máy nằm yên, tránh rung lắc, không cử động trong quá trình đo bởi điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Nếu bạn vừa vận động mạnh hoặc leo cầu thang, bạn cần ngồi nghỉ ngơi từ 5 - 10 phút để cơ thể ổn định rồi mới tiến hành đo.
  • Thường xuyên kiểm tra pin để đảm bảo máy hoạt động chính xác.
  • Các loại sơn móng tay, đồ trang trí móng tay hay móng tay giả, móng tay quá dài sẽ cản ánh sáng tiếp cận với ngón tay và điều này khiến máy không thể bắt được tín hiệu hoặc đo sai. Chính vì thể, để đảm bảo kết quả đo được chính xác nhất, bạn cần tẩy để loại bỏ hết sơn móng tay, cắt ngắn móng tay, gỡ bỏ đồ trang trí móng tay,…
Hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim cho những ai chưa biết 4
Bạn cần giữ yên tay, không cử động trong quá trình đo spo2 và nhịp tim

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về cách sử dụng, cách đọc chỉ số máy đo spo2 và nhịp tim mà Hà An Pharmacy đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc có thể nắm rõ cách sử dụng và cách đọc chỉ số spo2, nhịp tim đồng thời nắm được một số lưu ý trong quá trình đo để có được kết quả đo chính xác nhất.



Chat with Zalo