Hội chứng nuôi ăn lại là gì? Cách khắc phục hội chứng nuôi ăn lại mà bạn nên biết
Vậy hội chứng nuôi ăn lại là gì và tình trạng này gây ảnh hưởng như thế nào tới quá trình hồi phục của người bệnh? Đây là cụm từ để chỉ một hoặc nhiều rối loạn chuyển hóa khi người bị suy kiệt trong thời gian dài được hấp thu dinh dưỡng trở lại. Điều này có thể khiến tình hình sức khỏe của người bệnh trần trọng hơn dù đã được điều trị, thậm chí dẫn tới tử vong nếu chứng nuôi ăn lại không được xử trí kịp thời.
Hội chứng nuôi ăn lại là gì?
Theo hiệp hội dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch Hoa Kỳ năm 2020, hội chứng nuôi ăn lại là sự suy giảm một hoặc bất kỳ tình trạng nào sau đây: Hạ phosphat máu, thiếu hụt thiamin, thiếu vi chất magie và kali. Tình trạng này sẽ biểu hiện trong thời gian khoảng vài giờ tới vài ngày sau khi người bệnh được cung cấp năng lượng trở lại sau giai đoạn thiếu dinh dưỡng đánh kể.
Tổng hợp, hội chứng nuôi ăn lại là cụm từ để chỉ một chuỗi các rối loạn chuyển hóa ở đối tượng được hấp thu dinh dưỡng trở lại sau giai đoạn thiếu năng lượng kéo dài.
Người bệnh có thể rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng hay suy kiệt cơ thể do nhịn đói cực đoan, suy kiệt do bệnh mãn tính, suy nhược do mắc hoặc trong quá trình điều trị ung thư.
Tình trạng sụt giảm cân nặng cùng với cơ thể bị suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, sau đó được hấp thu dưỡng chất quá nhiều và quá nhanh có thể dẫn tới những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Kết quả gây nên nhiều tình trạng nguy hiểm ở các cơ quan như suy tim, suy hô hấp hay tổn thương tế bào não do thiếu vitamin B1.
Đồng thời, một tình trạng tâm lý thường gặp đó là biếng ăn thần kinh. Khi người bệnh ăn uống kiêng khem quá mức trong thời gian dài. Điều này có thể khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng độ nặng, nguy hiểm tới tính mạng người mắc.
Đối tượng nguy cơ mắc chứng nuôi ăn lại
Đối tượng thường dễ bị mắc chứng nuôi ăn lại khi được chăm sóc dinh dưỡng trở lại. Ngoài ra, một số tình trạng và bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng nuôi ăn lại, bao gồm:
- Hội chứng suy giảm miễn dịch.
- Tình trạng rối loạn ăn uống.
- Nhịn ăn cực đoan, kéo dài.
- Chứng khó nuốt, rối loạn chức năng của thực quản.
- Nạn nhân bị bỏ rơi, lạm dụng thể xác và tinh thần, người vô gia cư.
- Mắc chứng nôn mửa kéo dài.
- Bệnh lý đường ruột gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng như viêm ruột, hẹp môn vị, suy tuyến tụy…
- Suy giảm chức năng thần kinh tiến triển.
- Mắc ung thư.
Cơ chế bệnh sinh
Theo cơ chế chuyển hóa trong cơ thể, sau 24 đến 72 giờ không ăn, nồng độ đường glucose trong cơ thể sẽ giảm dần. Sau ba ngày, enzym glycogen cạn kiệt khiến glucose không còn được tổng hợp tại gan. Thay vào đó, đường glucose sẽ được phân tách chủ yếu từ cơ bắp và mỡ.
Chính bởi vậy, người nhịn đói trong một thời gian dài sẽ bị giảm kích thước cơ và khối lượng mỡ trong cơ thể. Sau đó, người bệnh có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng kèm theo các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu không được cho ăn lại kịp thời.
Nếu người bệnh được nuôi dưỡng trở lại, glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ nhanh chóng vào máu, kích thích tuyến tụy tiết enzym insulin và đưa đường dự trữ vào trong các tế bào, trong đó có cơ xương và mỡ.
Đồng thời, phosphat chứa trong tế bào gan, cơ bắp và các loại tế bào khác sẽ tăng. Tuy nhiên, cần chú ý rằng khi quá trình chuyển hóa và đưa phosphat vào trong tế bào quá nhanh có thể gây tình trạng hạ phosphat máu cấp với các triệu chứng như sau:
- Rối loạn thần kinh với biểu hiện co giật, xuất hiện dị cảm hay thậm chí là hôn mê.
- Thiếu máu tán huyết.
- Rối loạn chức năng của tim gây loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
- Cơ vân yếu, dễ bị chuột rút.
- Suy các cơ quan như suy tim, suy hô hấp.
Khắc phục hội chứng nuôi ăn lại sau giai đoạn suy dinh dưỡng
Người bệnh khi mắc hội chứng nuôi ăn lại cần được xử trí sớm. Bởi vì sau một thời gian cơ thể bị suy kiệt kéo dài sẽ khiến suy giảm trần trọng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không thể hạn chế và xử trí tình trạng nuôi ăn lại, người bệnh sẽ khó có thể hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần, khiến tình hình bệnh nặng hơn hay thậm chí là tử vong.
Giải pháp được chuyên gia khuyến cáo giúp phòng ngừa và hạn chế chứng nuôi ăn lại bao gồm:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng cho đối tượng đã, đang hoặc có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, suy kiệt nặng.
- Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cơ bản, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Khi chăm sóc bệnh nhân bị suy dinh dưỡng cần theo dõi thường xuyên các thông số sức khỏe như điện giải đồ, thông số kiềm - toan, tổng lượng protein và chỉ số albumin huyết.
- Bác sĩ và gia đình cần thường xuyên đánh giá chỉ số sinh tồn bao gồm nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ.
- Theo dõi tình trạng thần kinh của bệnh nhân, đảm bảo bệnh nhân tỉnh táo, không mê man hay li bì.
- Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân cho tới khi tình trạng sức khỏe ổn định.
- Tính toán năng lượng nạp vào cho người bệnh mỗi ngày chỉ nên cung cấp một nửa so với nhu cầu cơ thể người bệnh, tăng dần đều trong 7 đến 10 ngày tiếp theo.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, đảm bảo bệnh nhân không bị mất nước.
Trên đây là bài viết của Hà An Pharmacy về hội chứng nuôi ăn lại. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Đây là hội chứng thường gặp phải ở đối tượng bị suy dinh dưỡng, suy kiệt lâu ngày. Tình trạng nuôi ăn lại có thể khiến quá trình điều trị bệnh và chăm sóc bệnh nhân khó khăn hơn, khiến bệnh nhân hồi phục chậm hơn. Đồng thời, nếu chứng nuôi ăn lại không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com