Hội chứng hậu Covid rong kinh điều trị bằng cách nào?

Rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt hậu Covid là điều khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng có ảnh hưởng đến sinh sản không, có phải là bệnh nguy hiểm không? Trong bài viết hôm nay, chị em hãy cùng tham khảo các cách hỗ trợ điều trị rong kinh hậu Covid an toàn, hiệu quả nhé.

Hậu Covid là hiện tượng gì?

Theo khảo sát cho thấy đa số bệnh nhân Covid-19 dù đã được bác sĩ khám và nhận định khỏi bệnh thì vẫn thường mắc một số tình trạng sức khỏe không ổn định, nhất là những người có thời gian điều trị bệnh dài ngày, sức khỏe yếu, sức đề kháng không đủ hay người có bệnh nền trong người.

Các triệu chứng hậu Covid có thể là các triệu chứng mới hoàn toàn mà trong quá trình mắc bệnh không có hoặc cũng có thể là các biểu hiện bệnh Covid còn lưu lại, kéo dài. Hội chứng hậu Covid khá đa dạng và không bị giới hạn ảnh hưởng đến hệ hô hấp không mà còn là cả cơ thể, từ tai - mũi - họng đến da liễu, thậm chí cả vấn đề kinh nguyệt của chị em cũng bị tác động đến.

Hội chứng hậu Covid rong kinh điều trị bằng cách nào 1 Hậu Covid ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh

Khái niệm hội chứng hậu Covid còn có cái tên khác là di chứng hậu Covid-19, hội chứng Covid kéo dài,… Các chuyên gia vẫn đang không ngừng nghiên cứu để tìm ra cơ chế tác động của vi rút corona lên cơ thể người và thống kê chính xác các di chứng hậu Covid để từ đó có biện pháp can thiệp, ngăn chặn kịp thời tác động xấu đến sức khỏe lâu dài.

Một số triệu chứng hậu Covid thường gặp như:

  • Khó thở đột ngột, thở mệt, thở hụt hơi;
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, đau đầu, chóng mặt;
  • Trí nhớ suy giảm hậu Covid hoặc rối loạn trí nhớ;
  • Hậu Covid mắt mờ 1 bên hoặc 2 bên, có lúc nhìn rõ, có lúc lại không thấy rõ được như có lớp sương mờ trước mắt;
  • Ho khan, ho có đờm kéo dài;
  • Tim đập nhanh, mạnh như đánh trống ngực;
  • Tay chân đau nhức, tê bì chân tay;
  • Tiêu chảy cấp;
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rối loạn giấc ngủ;
  • Mày đay hậu Covid;
  • Tâm trạng thay đổi thất thường;
  • Rong kinh, rối loạn kinh nguyệt hậu Covid.

Rong kinh hậu Covid là do đâu?

Tình trạng hậu Covid bị rong kinh thường gặp ở chị em phụ nữ nhưng đây không phải là hiện tượng phổ biến của hội chứng bệnh hậu Covid. Dù vậy nhưng rong kinh hậu Covid vẫn được xác định và ghi nhận là một trong những hội chứng hậu Covid-19 mà có người gặp phải, được báo cáo trên phạm vi toàn thế giới.

Tình trạng rong kinh hậu Covid nằm trong mục rối loạn kinh nguyệt và nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do vi rút corona gây ra các ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, làm rối loạn đông máu khiến kinh nguyệt ở phái nữ bị rối loạn, gây ra tình trạng như rong kinh và vô kinh.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng về mặt tâm lý như lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi,… hoặc khi cơ thể chán ăn dẫn đến suy nhược, suy dinh dưỡng cũng là nguyên do gây nên rong kinh hậu Covid.

Hội chứng hậu Covid rong kinh điều trị bằng cách nào 2

Hậu Covid rong kinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Tuy nhiên, hậu Covid có thể không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rong kinh vì theo các bác sĩ chuyên khoa, có một số bệnh về phụ khoa cũng khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.

Chính vì vậy mà chị em phụ nữ cần đi khám chính xác, loại trừ các bệnh phụ khoa sau đây trước khi nghĩ đến hậu Covid khiến cơ thể rong kinh nhé. Một số bệnh phụ khoa thường gặp dẫn đến rối loạn kinh nguyệt gồm có:

  • U xơ tử cung hoặc bệnh lý Polyp;
  • Rối loạn nội tiết tố nữ giới;
  • Bệnh ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung;
  • Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục;
  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang;
  • Do yếu tố di truyền ảnh hưởng;
  • Do sử dụng các loại thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố;
  • Chứng lạc nội mạc tử cung;
  • Bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu;
  • Suy giảm chức năng buồng trứng;
  • Một số bệnh lý khác như bệnh về tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên.

Khi bị rong kinh hậu điều trị Covid cần làm gì?

Những chị em mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh hậu Covid cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám cũng như xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Ngoài ra, chị em cũng có thể áp dụng một số bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, làm ấm vùng bụng, hỗ trợ điều hòa nội tiết tố như:

Tập luyện yoga thường xuyên

Một vài nghiên cứu đã chứng minh được khả năng điều hòa kinh nguyệt của phương pháp tập luyện yoga là rất hữu hiệu, giúp giảm nồng độ hormone gây nên chứng kinh nguyệt không đều, rong kinh.

Ngoài ra, các bài tập yoga nhẹ nhàng còn giúp tăng cường lưu thông máu, làm giảm cơn đau bụng kinh một cách nhanh chóng mà không cần phải uống thuốc. Bạn nên duy trì thói quen tập vài động tác yoga trong ngày đề giảm khả năng bị rong kinh cũng như giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, dẻo dai hơn.

Sử dụng trà gừng

Gừng được xem là “bảo bối” của các chị em thường xuyên bị kinh nguyệt không đều, rong kinh và đau bụng dữ dội mỗi kỳ kinh nguyệt đến. Trong gừng có chứa một loạt các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, ngoài ra còn có khả năng làm ấm người, âm tử cung, hạn chế các cơn co bóp khi hành kinh cũng như điều hòa lượng kinh ra đều hơn.

Bạn có thể dùng vài lát gừng tươi pha với lá trà xanh như bình thường và uống hàng ngày, mỗi ngày khoảng 2 – 3 tách và kiên trì một thời gian để nhận thấy kết quả nhé.

Hội chứng hậu Covid rong kinh điều trị bằng cách nào 3

Một tách trà gừng mỗi ngày giúp chị em điều hòa kinh nguyệt

Tăng cường dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể

Sau quá trình điều trị Covid-19 khiến người bệnh rất dễ mất sức, thêm vào đó là hội chứng chán ăn hậu Covid khiến cho cơ thể đối mặt với nguy cơ bị suy nhược, suy dinh dưỡng nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hồi phục của cơ thể.

Các chị em phụ nữ nên tăng cường các món ăn giàu dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày và bổ sung thêm nhiều rau quả, trái cây vào chế độ ăn uống để tăng hàm lượng vitamin hồi phục sức khỏe, góp phần điều hòa kinh nguyệt ổn hơn.

Rong kinh hậu Covid là hiện tượng không phổ biến nhưng không loại trừ được khả năng có thể xảy ra. Nếu nhận thấy cơ thể có điểm bất thường nào về vấn đề kinh nguyệt, chị em nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị kịp thời nhé.

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 



Chat with Zalo