Hiến máu có tác dụng gì?

Truyền máu cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Nó giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân mắc các bệnh như thiếu máu huyết tán. Điều quan trọng cần biết là chúng ta không thể tạo máu. Vậy hiến máu có tác dụng gì?
Hiến máu có tác dụng gì? 1 Hiến máu có tác dụng gì đối với cộng đồng và bản thân người hiến?

Hiến máu là gì? 

Cho đến nay, máu là một loại chế phẩm sinh học duy nhất không thể sản xuất nhân tạo. Nói cách khác, nếu người bệnh bị thiếu máu nặng thì nguồn máu được bồi hoàn hoàn toàn là từ người hiến. Vì vậy, hiến máu là một hành động cao cả đối với cộng đồng và là một hành động thiết thực có ý nghĩa mà người ta có thể làm để giúp đỡ người khác.

Hiến máu trước hết là hiến các tế bào hồng cầu. Máu bao gồm huyết tương, chiếm 55% thể tích máu và các tế bào máu, chiếm 45% còn lại. Tế bào máu chủ yếu là hồng cầu, tiếp theo là bạch cầu, sau đó là tiểu cầu. 

Tế bào hồng cầu có tuổi thọ khoảng 90 ngày, dài nhất trong số các tế bào máu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để một tế bào hồng cầu được sinh ra, hoạt động và bị phá hủy ở gan và lá lách. Do đó, dù một lượng máu rất nhỏ được hiến đi thì bản thân người cho cũng không bị ảnh hưởng. Nhưng nó sẽ trở thành “nguồn sống” mới cho người được hiến tặng. 

Ngoài ra, các thành phần khác của máu như tiểu cầu, huyết tương cũng được sử dụng sau khi hiến. Tuy nhiên, hiến hồng cầu vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các trường hợp.

Hiến máu có tác dụng gì? 2 Hiến máu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến

Cách tiến hành hiến máu

Máu hiến được lấy trực tiếp từ cơ thể người cho và đưa trực tiếp vào cơ thể người nhận. Tuy nhiên, để sử dụng máu một cách hiệu quả thì phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp. 

Trước hết, nếu định đi hiến máu, bạn cần chuẩn bị tinh thần và sức khỏe. Điều quan trọng là phải ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức vào đêm trước khi hiến máu. Các bữa ăn trước tránh ăn quá nhiều chất béo

Việc hiến máu thường được thực hiện vào buổi sáng khi tâm trạng và sức khỏe của bạn đang ở trạng thái tốt nhất. Người hiến máu không được ăn uống gì, chỉ nên uống nước lọc, nước chè đường. Nguyên nhân là vì khi ăn uống, các sản phẩm tiêu hóa khi được hấp thu qua thành ruột vào máu sẽ làm giảm chất lượng máu tạo ra. Ngoài ra, người hiến máu sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện và chỉ được phép hiến máu nếu đáp ứng các tiêu chí nhất định.

Sau đó người hiến được ngồi thoải mái trên ghế. Khi đưa kim lấy máu vào tĩnh mạch lớn thuộc chi trên, máu sẽ tự động chảy vào túi máu đặt trên bàn cân ở vị trí thấp hơn tim theo nguyên lý thế năng. Khi lượng máu đã được rút ra như mong muốn thì dừng lại, rút ​​kim và băng ép tại vị trí chọc kim. Trong quá trình lấy máu, nhân viên y tế có thể để người hiến nắm bóp một vật mềm để đẩy nhanh dòng máu. 

Máu hiến nhanh chóng được lưu trữ theo quy định và vận chuyển đến các trung tâm máu, bệnh viện. Tại đây máu được xét nghiệm vi sinh để loại trừ các bệnh lây truyền qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C. Nếu đáp ứng tiêu chí này, máu được chia theo nhóm máu O, A, B hoặc AB và được chia thành các thành phần riêng lẻ như huyết tương, tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, được lưu trữ trong điều kiện thích hợp và được sử dụng khi cần thiết. 

Trong trường hợp hiến tiểu cầu, máu của người hiến được lấy bằng hệ thống cơ học. Tại đây, thành phần tiểu cầu được tách ra và các thành phần còn lại trong máu được đưa trở lại cơ thể người hiến qua một con đường khác.

Hiến máu có tác dụng gì?

Do chu kỳ sinh lý của máu, hiến máu không ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe nếu số lượng hiến phù hợp với thể trạng và tần suất hiến phù hợp. Hiến máu không chỉ giúp cứu mạng người khác mà còn là cơ hội góp phần nâng cao sức khỏe. Đây là những lý do khiến ít người biết được tầm quan trọng của việc hiến máu.

Giúp tinh thần tích cực và tâm lý thoải mái 

Lợi ích của lần đầu tiên hiến máu là mang lại cho người hiến một trải nghiệm tâm lý và tinh thần thoải mái. 

  • Hiến máu mang lại cho người hiến cảm giác tự hào và hạnh phúc vì hành động của bạn có thể cứu sống một ai đó, một phần máu đã hiến được chia thành các thành phần tùy theo nhu cầu của người bệnh. Các thành phần như vậy có thể được gửi đến nhiều người nhận khác nhau. 
  • Tự tin vào sức khỏe của mình: Hiến máu là dấu hiệu của một sức khỏe tốt và chất lượng máu tốt. 

Hiến máu có tác dụng gì? 3 Hiến máu cho thấy bạn có chất lượng máu tốt

Được kiểm tra, theo dõi và đưa ra lời khuyên về sức khỏe

Trước mỗi lần hiến máu, người hiến phải trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe, bao gồm khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim. Máu hiến được xét nghiệm vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, HIV và giang mai. Người hiến máu được biết kết quả của các xét nghiệm này. 

Ngoài ra, Bộ Y tế còn hỗ trợ quà là gói xét nghiệm và dịch vụ sức khỏe thay cho gói quà lưu niệm dành cho người hiến máu, bằng cách chọn gói xét nghiệm phù hợp cho mỗi lần hiến máu, người hiến máu có thể ghi lại và theo dõi kết quả xét nghiệm cũng như tình trạng sức khỏe của mình. 

Vì vậy, mỗi lần hiến máu là một lần kiểm tra sức khỏe giúp cảnh báo và nhận biết những nguy cơ về sức khỏe để xử lý kịp thời. 

Làm giảm tình trạng ứ sắt trong cơ thể 

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 200 - 400 tỷ tế bào hồng cầu chết tự nhiên trong cơ thể mỗi ngày và được thay thế bằng các tế bào hồng cầu mới. Lượng hemoglobin bị phá hủy sẽ giải phóng sắt, một số được tái hấp thu để tạo máu mới, một số được đào thải ra ngoài và một số còn lại trong kho dự trữ của cơ thể. 

Hiến máu giúp giảm lượng sắt dư thừa, và việc hiến máu thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình thải sắt. 

Giúp tăng tạo máu mới 

Với mỗi lần hiến máu, nhiều thành phần bị mất đi như hồng cầu, tiểu cầu, đường huyết, cholesterol, sắt, kali ... Hiến máu còn là “cú hích” để cơ thể sản sinh ra máu mới, đặc biệt là hồng cầu thay thế hồng cầu đã hiến, từ đó kích thích tủy xương tăng sản xuất máu. 

Giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ 

Sự hiện diện quá mức của sắt trong máu thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol. Các sản phẩm của quá trình này bị lắng đọng ở lớp dưới nội mô của mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm sự tích tụ sắt, do đó giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Hiến máu có tác dụng gì? 4 Hiến máu giúp giảm đau tim và đột quỵ

Tăng lượng calo đốt cháy và giúp giảm cân 

Ước tính cứ 500ml máu được hiến sẽ đốt cháy khoảng 700 calo trong cơ thể và giúp giảm lượng cholesterol trong máu, đây là công cụ giảm cân hữu ích cho những người thừa cân. 

Mỗi lần hiến máu là một lần bổ sung vào ngân hàng máu 

Khi hiến máu, người hiến sẽ gửi máu của mình vào ngân hàng máu. Nếu không may mắn mà cần nhận máu, bạn có thể được nhận máu miễn phí bằng cách xuất trình giấy chứng nhận hiến máu tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi hành trình hiến máu của mình trên app "Hiến máu". Ứng dụng này sẽ giúp bạn biết được nhóm máu, những lần hiến và màu được sử dụng tại bệnh viện nào, ngày giờ bao nhiêu... Bên cạnh đó, ứng dụng còn cung cấp cho bạn đọc nhiều bài báo về hiến máu cũng như những tin tức về sức khỏe quanh chúng ta.

Những thông tin được cung cấp trên đây chắc hẳn đã phần nào giải đáp được thắc mắc “Hiến máu có tác dụng gì?” của bạn rồi đúng không nào? Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả. Các bệnh nhân bị chấn thương, sốt xuất huyết hoặc phẫu thuật có thể được cứu sống nhanh chóng nếu được truyền nhóm máu phù hợp và đúng cách. Hãy tham gia hiến máu khi cơ thể đáp ứng được các tiêu chí, đó là hành động vừa nhân đạo, vừa là cách để có “bảo hiểm máu” an toàn cho chính sức khỏe của bạn. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo