Hậu Covid ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Việc suy dinh dưỡng hậu Covid có rất nhiều người mắc phải. Vậy chế độ ăn uống hậu Covid cần chú ý gì, nên và không nên ăn gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Vì sao cần chú ý ăn uống hậu Covid?
Những người nhiễm Covid-19 có thể trải qua việc sốt cao do nhiễm trùng hoặc thậm chí là suy hô hấp suốt quãng thời gian điều trị. Chính vì vậy mà hậu Covid, tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh đều có dấu hiệu sa sút hơn, cơ thể yếu ớt và hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng không ít.
Đây chính là lý do vì sao cần chú ý chế độ ăn uống hậu Covid để sức khỏe được hồi phục tốt nhất, tránh các triệu chứng hậu Covid, đặc biệt là suy dinh dưỡng.
Khi bị suy dinh dưỡng hậu Covid sẽ khiến người bệnh giảm một khối lượng cơ đáng kể, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khớp xương và các hoạt động hàng ngày.
Không chỉ vậy, suy dinh dưỡng còn khiến cơ thể suy giảm đáng kể miễn dịch, giảm sức đề kháng, từ đó nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Chú ý đến người hậu Covid nên ăn gì giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Hậu Covid ăn gì để không bị suy dinh dưỡng?
“Hậu Covid cần bổ sung gì?” là điều rất quan trọng, cần được đặc biệt chú ý để cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh. Các hoạt động hàng ngày sau Covid đều cần có năng lượng, và sau đây là 3 nhóm chất cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể:
- Nhóm các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai lang, bắp, mì, miến, các loại hạt, ngũ cốc,…
- Nhóm thực phẩm giàu đạm gồm thịt, cá, hải sản, các loại đậu, ngũ cốc,…
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể kể đến dầu thực vật, đậu phộng, quả bơ, dừa, mỡ động vật,…
Bình thường, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ cả 3 nhóm chất trên với tỷ lệ cân đối, đảm bảo đạm (13 – 20%), đường bột (55 - 60%) và chất béo (20 – 25%).
Những thực phẩm chứa 3 nhóm chất trên khá đa dạng nên bạn có thể linh hoạt thay đổi thực đơn để vừa đủ dinh dưỡng cần thiết mà vừa ngon miệng, tránh nhàm chán, ngán ăn, chán ăn cho người bệnh.
Nguồn đạm và chất béo có ở cả động vật và thực vật nên bạn cần cân đối các loại thực phẩm, không nên ăn hoàn toàn từ đạm, chất béo động vật vì có thể gây nên một số căn bệnh như xơ vữa động mạch, mỡ trong máu,…
Ngoài ra, người bệnh hậu Covid nên chọn nguồn đạm có chất lượng cao từ các loại thịt trắng, cá, hải sản,… để cung cấp đủ các axit amin thiết yếu.
Bệnh nhân hậu Covid thường có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn nên cần chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, tăng cường rau củ quả nhiều màu sắc giúp kích thích vị giác ăn ngon miệng, ăn được nhiều hơn.
Thực phẩm tốt cho người hậu Covid
Các loại cá
Cá là loại thực phẩm rất tốt cho câu hỏi “hậu Covid ăn gì bổ phổi”. Trong các loại cá có chứa nguồn đạm chất lượng cao hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh sau Covid. Không những vậy, cá còn là nguồn chất béo tốt và vitamin, khoáng chất giúp bổ mắt, kích thích cơn thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch, bổ cho cơ bắp,…
Ngũ cốc và các loại đậu
Tinh bột là nhóm chất quan trọng và cần nhiều nhất trong các hoạt động thường ngày, nhất là khi mới khỏi Covid. Một người trưởng thành cần đảm bảo nạp đủ 55 – 60% đường bột để cơ thể hoạt động bình thường.
Đối với người vừa điều trị Covid xong thì rất cần tinh bột để hồi phục sức khỏe và cung cấp năng lượng. Trong ngũ cốc và các loại đậu có chứa nhiều tinh bột chuyển hóa chậm và đạm thực vật tốt cho sức khỏe.
Bạn có thể trộn ngũ cốc với gạo để nấu cơm, cháo ăn hàng ngày hay làm salad, nấu chè,… thay đổi đa dạng kích thích sự thèm ăn.
Rau củ tươi và hoa quả
Các loại vitamin như vitamin A, B, C, E,… và khoáng chất như sắt, kẽm, kali, magie,… có chủ yếu trong rau xanh, hoa quả. Đây còn là nguồn chất chống oxy hóa lớn, giúp hồi phục sức khỏe hậu Covid. Những dưỡng chất trong rau củ, hoa quả có công dụng tăng sức đề kháng, hồi phục những tổn thương, tăng cường năng lượng, tái tạo sức sống,… nhanh chóng, hiệu quả.
Bạn cần bổ sung thêm các loại rau xanh đậm vào bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bằng các món như canh, rau luộc thanh mát, salad hay xay với trái cây để đổi vị, giảm chán ăn, biếng ăn.
Tăng cường uống nước
Người bệnh Covid thường sốt cao nên dễ bị mất nước, gây mất cân bằng điện giải dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như chuột rút, sỏi gan, sỏi mật,… Vì vậy, bạn cần tăng cường bổ sung thêm nước cho cơ thể bằng cách uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày, ăn các món ăn giàu nước như canh rau củ, nước hầm xương, các loại hoa quả giàu nước (dưa hấu, bưởi, cam,…)
Nếu đã quá chán uống nước lọc thông thường, bạn có thể thay đổi bằng nước ép trái cây, sinh tố rau quả hay trà xanh, nước uống thải độc ngâm từ hoa quả,…
Nên tránh ăn gì hậu Covid?
Tuy hậu Covid cần bổ sung dinh dưỡng với đa dạng thực phẩm nhưng cũng nên tránh các các loại sau:
- Nên hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol như óc heo hay nội tạng, mỡ động vật.
- Tránh ăn các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,…
- Hạn chế đường tinh luyện từ thực phẩm chế biến sẵn và nước ngọt có gas.
- Người hậu Covid nên ăn ít nhất 3 bữa có nguồn đạm từ cá và 3 quả trứng trong một tuần.
- Bổ sung thêm sữa tươi, các loại sữa hạt từ 1 – 2 ly/ngày.
- Tránh ăn mặn và nạp thực phẩm có nhiều muối như xúc xích chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, các món muối chua (cà muối, dưa muối,…) giúp cơ thể không bị tích nước.
- Không nên uống nước trước khi ăn vì sẽ khiến cơ thể no giả, làm bao tử không có cảm giác đói, gây chán ăn, ngán ăn, ăn được ít.
Người bệnh sau quá trình điều trị Covid sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà có khả năng hồi phục nhanh, chậm cũng khác nhau.
Hậu Covid nên ăn những món ăn thanh đạm, chế biến đơn giản và hạn chế gia vị nhiều nhất có thể sẽ tốt cho sức khỏe và tiêu hóa của người bệnh hơn đấy.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp