Góc giải đáp thắc mắc: Bướu cổ cần xét nghiệm gì?

Các bệnh tuyến giáp ngày một phổ biến đối với người Việt. Một trong những bệnh thường gặp là bướu cổ. Bướu cổ cần xét nghiệm gì là câu hỏi nhiều người thường đặt ra. Hôm nay, cùng tìm hiểu về các xét nghiệm bướu cổ cần phải thực hiện cho những ai quan tâm cũng như có cách phòng và điều trị bệnh một cách chính xác nhất.

Những biểu hiện ban đầu của bướu cổ

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là tình trạng phì đại bất thường của tuyến giáp. Quan sát bên ngoài, có thể nhìn thấy chỗ lồi lên bất thường dưới sụn giáp. Từ đó bệnh vừa gây khó chịu cho người bệnh vừa khiến người mắc có vùng cổ trở nên dị dạng. 

Bướu cổ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở đàn ông. Hầu hết những người mắc bướu cổ đều là bướu tuyến giáp lành tính và hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hẳn. 

Góc giải đáp thắc mắc: Bướu cổ cần xét nghiệm gì? 1 Bướu cổ là hiện tượng tuyến giáp phì đại bất thường

Các triệu chứng thường gặp

Biểu hiện ban đầu của người mắc bướu cổ

  • Cảm thấy đau họng hoặc luôn có cảm giác vướng ở cổ.
  • Khó nuốt, khó thở.
  • Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua.
  • Đổ mồ hôi nhiều, giảm cân không rõ lý do.
  • Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, khô da, hay ớn lạnh.

Các triệu chứng nặng hơn

  • Có một bướu cứng, không di chuyển khi sờ vào.
  • Bướu phát triển to dần.
  • Sờ vào bướu không thấy đau.
  • Giọng nói khàn đi.

Bướu cổ cần xét nghiệm gì?

Sau khi có những biểu hiện đáng ngờ kể trên, buộc phải đi đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm sau đây giúp phát hiện bướu cổ:

Xét nghiệm máu

Góc giải đáp thắc mắc: Bướu cổ cần xét nghiệm gì? 2 Bướu cổ cần xét nghiệm gì là thắc mắc của nhiều người

Xét nghiệm máu là xét nghiệm bướu cổ hay được sử dụng nhất trong chẩn đoán bệnh. Các chỉ số trong máu sau sẽ thể hiện được người xét nghiệm có mắc bướu cổ hay không:

  • Các hormone tuyến giáp ký hiệu TSH, FT3, T3, T4. Các hormone này có sự gia tăng trong máu giúp phản ánh tình trạng bướu cổ.
  • Một số loại kháng thể kháng tuyến giáp. Kháng thể Anti TPO, anti Tg được sử dụng chẩn đoán liên quan bệnh tự miễn.
  • Chỉ số Thyroglobulin và Calcitonin có thể giúp chẩn đoán tình trạng ung thư tuyến giáp.

Sinh thiết tuyến giáp

Phương pháp này là phương pháp xâm lấn. Bác sĩ dùng kim nhỏ để chọc hút một mẫu mô của tuyến giáp, sau đó đem đi quan sát. Xét nghiệm này thường dùng cho người nghi ngờ nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Xét nghiệm bướu bằng siêu âm tuyến giáp

Phương pháp này sử dụng sóng âm để quan sát hình dạng, vị trí và kích thước của tuyến giáp. Từ đó biết được tuyến giáp có xảy ra tình trạng phì đại thường gặp ở người bướu cổ hay không. Phương pháp này an toàn, dễ thực hiện.

Xét nghiệm bướu với xạ hình tuyến giáp

Đây là kỹ thuật xét nghiệm mới. Các bác sĩ đánh giá bất thường về cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Nó còn giúp các bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến giáp trong giai đoạn sớm. Đây là phương pháp có thể được nhiều bác sĩ ứng dụng trong tương lai bởi độ chính xác trong chẩn đoán bướu cổ.

Lưu ý trước khi xét nghiệm

Góc giải đáp thắc mắc: Bướu cổ cần xét nghiệm gì? 3 Không dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi xét nghiệm

Sau khi đã giải đáp thắc mắc bướu cổ cần xét nghiệm gì thì chúng ta nên quan tâm đến những chú ý khi đi xét nghiệm:

  • Không uống thuốc trước khi xét nghiệm: Dùng thuốc trước khi đi xét nghiệm bướu cổ có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Hậu quả kể đến có thể làm việc điều trị bệnh không hiệu quả bởi kết quả xét nghiệm không chính xác, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
  • Không dùng chất kích thích trước khi xét nghiệm: Cần tránh dùng thuốc lá, cà phê, rượu, bia vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chính xác nhất.
  • Giữ sức khoẻ ổn định lúc đi xét nghiệm: Bạn cần có trạng thái sức khỏe ổn để đảm bảo có thể thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu trường hợp cơ thể không khỏe, buộc phải có người thân đi cùng hỗ trợ và báo với bác sĩ để được chẩn đoán theo những cách phù hợp.
  • Đọc và tìm hiểu kỹ kết quả xét nghiệm: Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, cần trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn các chỉ số xét nghiệm cũng như hiểu được tình trạng cơ thể đang gặp phải. Từ đó ý thức hơn trong việc điều trị.

Phòng bệnh bướu cổ

  • Khám sức khỏe định kỳ: Bướu cổ thường có dấu hiệu không rõ ràng giai đoạn đầu. Cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để thực hiện đầy đủ các xét nghiệm. Từ đó tầm soát được bệnh và kịp thời chữa trị nếu mắc phải.
  • Ăn uống đủ chất i ốt: Một trong những nguyên nhân gây bướu cổ là do thiếu i ốt. Cần ăn các thức ăn giàu i ốt có nguồn gốc từ biển, dùng nước sạch. Bổ sung muối i ốt vào cách chế biến các món ăn thường ngày là cách tốt để đảm bảo cơ thể đủ chất.
  • Quan tâm đến trạng thái cơ thể: Người Việt thường chỉ để đến lúc bệnh phát triển mới bắt đầu khi khám. Đây là thói quen sống không tốt cho sức khỏe. Cần quan sát, chú tâm đến thể trạng cơ thể mỗi ngày. Từ đó biết được các biểu hiện thay đổi lạ từ cơ thể để kịp thăm khám và chữa trị. Đặc biệt không nên mua thuốc ở quầy thuốc Tây một cách bừa bãi, hãy đến khám bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào.

Bướu cổ là bệnh có thể chữa trị lành hẳn tuy nhiên nếu để lâu thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Sau bài viết này hy vọng bạn đã trả lời được thắc mắc bướu cổ cần xét nghiệm gì và biết cách phòng chữa bệnh cho bản thân.

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo