Giải đáp: Viêm họng hạt có gây hôi miệng không?
Tuy không gặp ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, nhưng người bệnh viêm họng hạt vẫn sẽ cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này để tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người bạn nhé!
Viêm họng hạt có gây hôi miệng không?
Viêm họng hạt là một trong những tình trạng mãn tính khó chữa của viêm họng. Một số nguyên nhân gây viêm họng hạt có thể kể đến như: Cơ địa, sức đề kháng, môi trường ô nhiễm, bệnh tật, lạm dụng thuốc lá, bia rượu hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Câu trả lời là có. Đây là ảnh hưởng dễ dàng nhận biết và thường gặp ở hơn 80% người mắc bệnh lý này. Dấu hiệu viêm nhiễm tái phát nhiều lần đặc trưng của viêm họng hạt cùng sự xuất hiện của các hạt li ti ở niêm mạc hầu họng, gây tình trạng ngứa rát, khó chịu. Chúng còn kết hợp với dịch mủ, đờm trong họng hình thành mùi hôi khó chịu.
Viêm họng hạt có thể gây hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng ở người viêm họng hạt
Không chỉ cần biết viêm họng hạt có gây hôi miệng không, bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng khắc phục hiệu quả. Hôi miệng vì viêm họng hạt thường xuất phát từ các yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Bệnh lý, thể trạng người bệnh cùng môi trường ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố gây mùi ở họng.
- Thói quen lạm dụng thực phẩm nặng mùi, rượu bia, cafe, thuốc lá, thuốc kháng sinh hình thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus gây viêm và hôi miệng.
- Việc hạn chế tiết nước bọt khi bị viêm họng hạt khiến vi khuẩn sinh sôi, phân giải thức ăn thừa trong răng miệng tạo nên chất bay hơi có lưu huỳnh - yếu tố gây mùi trong khoang miệng.
- Khi bị viêm họng hạt, đường hô hấp tăng cường tiết dịch đờm, dịch mủ. Lâu ngày chúng ứ đọng tại cổ họng và gây mùi.
- Thói quen thở bằng miệng khi bị ngạt thở do viêm họng hạt khiến vi khuẩn đi vào miệng nhiều hơn, làm cho khoang miệng có mùi và khô hơn.
- Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch, không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, mảng bám phát triển sinh ra khí thải có mùi.
- Các bệnh lý về hô hấp như: Viêm amidan, viêm xoang…
- Các vấn đề về tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày, nóng trong…
Khi bị viêm họng hạt, đường hô hấp tăng tiết dịch đờm, dịch mủ lâu ngày gây mùi hôi
Biện pháp khắc phục hôi miệng khi bị viêm họng hạt
Sau khi biết được viêm họng hạt có gây hôi miệng không cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu các biện pháp khắc phục tình trạng này nhé.
Sử dụng sản phẩm khử mùi hôi miệng
Các sản phẩm như: Kẹo cao su, xịt họng rất hiệu quả trong việc tạm thời khử mùi hôi miệng do viêm họng hạt. Cụ thể:
- Kẹo cao su thường chứa tinh dầu và hương liệu giúp sát khuẩn khoang miệng, tạo ra hơi thở thơm mát, át đi mùi hôi khó chịu. Nhai kẹo cao su còn làm tăng tiết nước bọt do đó kìm hãm sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.
- Xịt họng khử mùi cũng là một giải pháp rất hiệu quả giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn, tạo hương thơm mát, dễ chịu, loại bỏ tạm thời mùi hôi cho người bị viêm họng hạt. Ưu điểm của sản phẩm này là hiệu quả khử mùi rất nhanh, loại bỏ ngay mùi hôi sau khi xịt.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nguyên nhân chính của hôi miệng do viêm họng hạt là sự tăng lên của vi khuẩn nên hàng ngày người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và đẩy lùi tình trạng hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mùi hôi của bệnh
Khi mắc viêm họng hạt bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn có tính kiềm vừa có khả năng làm dịu cổ họng vừa giúp giảm hôi miệng. Đồng thời, nên sử dụng bàn chải đánh răng có mặt chải lưỡi hoặc dụng cụ rơ lưỡi để vệ sinh làm sạch bề mặt lưỡi thường xuyên.
Uống nhiều nước
Khô miệng là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn tăng hoạt động và hình thành hơi thở có mùi ở người mắc viêm họng hạt. Uống nhiều nước giúp làm sạch, rửa trôi thức ăn thừa, vi khuẩn ở khoang miệng, hạn chế hình thành mảng bám gây hôi miệng. Do vậy, người bệnh hôi miệng do viêm họng hạt cần uống đủ lượng nước cần thiết khoảng từ 1,5 - 2 lít mỗi ngày.
Áp dụng các mẹo dân gian
Dưới đây là một số mẹo dân gian có thể giúp giảm hôi miệng do viêm họng hạt:
- Súc miệng với nước muối: Nước muối có tính kháng khuẩn và có thể giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày có thể giúp giảm hôi miệng.
- Dùng nước chanh súc miệng: Nước chanh có tính acid và kháng khuẩn, giúp làm sạch miệng và giảm hôi miệng cho người bệnh viêm họng hạt.
- Sử dụng cây chè xanh: Các hợp chất trong chè xanh có tính kháng khuẩn và khử mùi hôi. Uống chè xanh thường xuyên có thể giúp giảm hôi miệng.
- Dùng lá bạc hà: Lá bạc hà có tính làm mát và khử mùi, giúp hơi thở dễ chịu hơn. Người bị hôi miệng do viêm họng hạt có thể ăn trực tiếp lá bạc hà hoặc nấu chung với nước để uống.
- Sử dụng gừng tươi: Hàm lượng tinh dầu trong gừng tươi giúp kháng khuẩn, giảm mùi hôi hiệu quả. Sử dụng nước gừng tươi để súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng cải thiện rõ rệt.
Sử dụng lá bạc hà cũng giúp hạn chế được mùi hôi của viêm họng hạt
Ăn sữa chua và các loại trái cây tươi giòn
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt đường tiêu hóa và còn có thể làm giảm chứng hôi miệng ở người bị viêm họng hạt. Ăn sữa chua đúng cách còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, các loại rau củ, trái cây tươi có thịt giòn như: Cần tây, cà rốt, táo, lê… có thể va chạm giúp loại bỏ các mảng bám làm giảm chứng hôi miệng rất hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm họng hạt có gây hôi miệng không. Bạn có thể tham khảo thêm các mẹo chữa viêm họng hạt tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, để hạn chế khả năng tái phát và biến chứng, khử mùi hôi trong hơi thở triệt để bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, xác định mức độ viêm nhiễm và có hướng điều trị phù hợp.
Minh QA
Nguồn tham khảo: Vimed.org