Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày có được uống trà không?

Tuy trà là thức uống quen thuộc trong cuộc sống vì thơm ngon và tốt cho sức khỏe nhưng caffeine trong trà lại có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương, có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới và làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nhiều bệnh nhân lo lắng không biết trào ngược dạ dày có được uống trà không.

Trào ngược dạ dày có được uống trà không?

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày vẫn có thể sử dụng trà vì lượng caffeine trong trà thường thấp hơn so với cà phê. Bạn chỉ cần uống trà với liều lượng hạn chế để duy trì sự tập trung, tỉnh táo khi học tập, làm việc.

Ngoài ra, để tránh tác động xấu đến tình trạng sức khỏe, người bệnh cũng có thể lựa chọn các loại trà không có caffeine. Người bị chứng trào ngược dạ dày nên chọn các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng… vì không chứa chất kích thích, ngược lại còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe cho bệnh nhân.

Thậm chí, nếu dùng loại trà phù hợp, người bệnh có thể làm giảm tần suất cũng như mức độ của chứng trào ngược, đồng thời hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh khiến chất lượng giấc ngủ được cải thiện đáng kể. Vì vậy nếu thắc mắc trào ngược dạ dày có được uống trà không thì người bệnh nên chú ý lựa chọn loại trà phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày có được uống trà không? 1
Trào ngược dạ dày có được uống trà không là thắc mắc của nhiều người bệnh 

Các loại trà tốt cho người bị trào ngược dạ dày 

Một số loại trà hỗ trợ làm giảm chứng trào ngược dạ dày và cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa do trào ngược gây ra như ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị… Bạn hãy tham khảo một số loại trà tốt cho chứng trào ngược dạ dày sau đây:

Trà gừng

Trà gừng không chứa caffeine nên thích hợp với bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, ốm nghén, đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày. Tinh dầu từ củ gừng tươi cải thiện triệu chứng đắng, chua miệng do dịch vị trào ngược lên vòm họng và làm giảm tình trạng buồn nôn. Hoạt chất Gingerol và Zingerone có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh.

Trà mật ong chanh tươi

Trà chanh mật ong có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đắng và chua miệng do axit trào ngược lên thanh quản, khoang miệng, kích thích vị giác, giảm buồn nôn. Uống trà chanh mật ong thường xuyên có thể phục hồi vết trầy ở niêm mạc thực quản, đồng thời làm dịu cảm giác ợ hơi, ợ chua, nóng rát… do dịch vị trào ngược.

Không nên dùng quá nhiều chanh vì có thể kích thích dạ dày và làm chứng trào ngược nặng thêm.

Trà xanh

Trà xanh có vị hơi đắng, chát, tính mát, tiêu cơm, thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, loại trà này chứa một lượng caffeine vừa phải nên ít khi làm bùng phát chứng trào ngược dạ dày. Vì vậy, uống một tách trà xanh mỗi ngày có thể trung hòa dịch vị, giảm tần suất chứng trào ngược bùng phát, thúc đẩy chức năng tiêu hóa.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc hoàn toàn không chứa caffeine rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày, đồng thời có vị ngọt dịu, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và an thần. So với các loại trà khác, trà hoa cúc không chứa chất nào gây kích ứng lên thực quản và dạ dày.

Hoạt chất chống oxy hóa apigenin trong trà có tác dụng chống viêm, giảm phù nề thực quản và cải thiện tình trạng nuốt vướng, khó nuốt ở bệnh nhân bị trào ngược thực quản.

Trà bạc hà

Trà bạc hà cũng không chứa caffeine, ngoài ra chất menthol còn có tác dụng giảm nhẹ tình trạng ợ nóng, đắng miệng, làm dịu cảm giác nóng rát thượng vị do axit trào ngược lên thực quản. Đồng thời chất menthol còn điều hòa nhu động đường ruột và cải thiện một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa do trào ngược như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng

Người bị trào ngược dạ dày dùng trà cần lưu ý gì?

Tuy trà mang lại những lợi ích cho sức khỏe nhưng trào ngược dạ dày có uống trà được không? Câu trả lời là có nhưng người bệnh nên thận trọng vì vẫn có thể gặp một số rủi ro và tác dụng phụ nếu phạm phải sai lầm sau đây:

Chọn loại trà không phù hợp

Người bị trào ngược dạ dày cần tránh một số loại trà như trà sữa, trà đen (hồng trà), các loại trà có tiền sử dị ứng, trà chứa hàm lượng caffeine cao (trà trắng) vì có thể khiến chứng trào ngược tiến triển nặng.

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày có được uống trà không? 2
Người bị trào ngược dạ dày nên tránh một số loại trà như trà sữa để ngăn bệnh nặng hơn

Chú ý thời điểm uống trà

Bệnh nhân nên tránh dùng trà khi bụng đói vì sẽ cảm thấy khó chịu. Nên uống trà cách bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng những loại trà không chứa caffeine và các chất kích thích lên dạ dày trước khi ăn và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa chứng trào ngược.

Không uống quá nhiều trà

Người bệnh chỉ nên dùng 1 - 2 tách trà mỗi ngày để tránh gặp các tác dụng không mong muốn. Nên uống những loại trà chứa nhiều tannin và caffeine tối đa 1 tách trà nhỏ/ngày.

Không uống trà chung với thuốc

Cần tránh uống trà gần với thời điểm sử dụng thuốc điều trị do Caffeine và một số hoạt chất có trong trà ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. Tốt nhất nên sử dụng trà và thuốc cách nhau ít nhất 2 - 3 giờ đồng hồ.

Sau bữa ăn và sau khi dùng các viên uống bổ sung, nhất là viên sắt, tránh sử dụng trà đen, trà xanh.

Tránh uống trà với một số loại thực phẩm

Sử dụng trà với một số loại thực phẩm giàu đạm, đậu nành, đường cát sẽ làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc.   

Thuốc điều trị chứng trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề trào ngược dạ dày có được uống trà không, bạn cũng có thể dùng thuốc để điều trị chứng trào ngược dạ dày sau đây:

Thuốc Omeprazol 20mg

Thuốc Omeprazol  20mg là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm TV.Pharm có thành phần chính là Omeprazol. Thuốc được dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng, ngăn ngừa viêm loét tái phát, hội chứng Zollinger-Ellison, điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra khi kết hợp với kháng sinh thích hợp, thuốc được dùng để điều trị bệnh loét dạ dày, tá tràng do Helicobactter pylori cho cả người lớn và trẻ em. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng.

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày có được uống trà không? 3
Thuốc Omeprazol Domesco 20mg

Thuốc Domperidon 10mg Stada

Thuốc Domperidon 10mg là sản phẩm của Công ty Stada Việt Nam với thành phần chính là Domperidone, được dùng để điều trị triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn, viêm dạ dày. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài, bao phim màu trắng, có khắc vạch ở một mặt. Hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày có được uống trà không? 4
Thuốc Domperidon Stada 10mg

Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc trào ngược dạ dày có được uống trà không. Tuy nhiên, thông tin trong bài chỉ để tham khảo. Khi bạn có triệu chứng trào ngược dạ dày, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị sớm.



Chat with Zalo