Tới tháng uống nước mía được không?

Uống nước mía không chỉ giúp giải tỏa cơn khát mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Nhưng liệu rằng khi tới tháng uống nước mía có được không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về lợi ích của nước mía cũng như biết được tới tháng uống nước mía được không? Hãy theo dõi bài viết nhé!

Lợi ích của nước mía đối với cơ thể phụ nữ

Nước mía là một loại thức uống phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước khu vực nhiệt đới. Đối với phụ nữ, nước mía mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Nước mía chứa đường tự nhiên, giúp bổ sung năng lượng ngay lập tức cho cơ thể. Đối với những phụ nữ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uống nước mía có thể giúp họ phục hồi nhanh chóng.
  • Nước mía chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, giúp tăng cường hệ dịch và bảo vệ cơ thể phụ nữ khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Nước mía có khả năng giữ ẩm cho da, giúp da trở nên mềm mịn và giảm nếp nhăn. Các dưỡng chất trong nước mía cũng giúp giảm viêm nhiễm và mụn trứng cá.
Giải đáp thắc mắc: Tới tháng uống nước mía được không? 1
Nước mía mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ
  • Đối với phụ nữ có vấn đề về hệ tiêu hóa, nước mía có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng như ợ hơi, đầy hơi và khó tiêu.
  • Nước mía chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự oxy hóa của các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.
  • Nước mía giàu canxi có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở phụ nữ tuổi trung niên và cao tuổi.

Tới tháng uống nước mía được không?

Theo các nhà dinh dưỡng, nước mía có lợi cho phái nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể:

  • Nước mía có chứa hàm lượng glucose khá cao, giúp cung cấp nước, năng lượng, làm giảm mệt mỏi và cảm giác khó chịu trong những ngày "đèn đỏ" cho chị em.
  • Các khoáng chất như kali, magie, sắt,... có trong nước mía có tác dụng giúp giảm chuột rút, nhức lưng, đau bụng kinh hay một số triệu chứng khi đến ngày dâu cho chị em.
  • Nước mía giàu chất xơ hỗ trợ giảm táo bón, đầy hơi và làm dịu cảm giác khó chịu, chướng bụng. Hơn nữa, lượng Kali trong nước mía hỗ trợ việc cân bằng pH và kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn khi đến tháng.
 Giải đáp thắc mắc: Tới tháng uống nước mía được không? 2
Tới tháng uống nước mía được không?
  • Thành phần của nước mía chứa hàm lượng alpha hydroxy acid, giúp cân bằng độ ẩm trên da, giảm viêm sưng mụn, mang đến làn da sáng mịn và khỏe mạnh trong những ngày nhạy cảm. Đây thực sự là một biện pháp tự nhiên và hiệu quả để chị em tự tin và thoải mái hơn bởi khi đến ngày nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi mạnh mẽ, dễ làm cho làn da bị nổi mụn hay xuất hiện các khuyết điểm.
  • Trong những ngày kinh nguyệt, sức đề kháng của phụ nữ thường bị giảm sút làm cho chức năng gan trở nên yếu hơn. Nước mía giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm trong giai đoạn này. Không chỉ vậy, nước mía còn giúp duy trì mức đường ổn định trong cơ thể và cân bằng điện giải, ngăn chặn việc gan hoạt động quá mức.

Những lưu ý khi chọn uống nước mía trong những “ngày dâu”

Uống nước mía trong kỳ kinh nguyệt không có rủi ro nghiêm trọng, nhưng có một số lưu ý bạn nên xem xét:

  • Trong kỳ kinh nguyệt, đa số chị em phụ nữ sẽ thấy thèm đồ ngọt. Uống nước mía có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn, nhưng cũng có thể gây tăng cân nếu uống quá nhiều.
  • Khi mua nước mía từ các gian hàng hoặc xe đẩy trên đường, bạn nên cân nhắc lựa chọn những điểm bán hợp vệ sinh. Kỳ kinh nguyệt là một thời điểm mà cơ thể dễ bị nhạy cảm hơn, vì vậy việc tiêu thụ nước mía không đảm bảo an toàn vệ sinh có thể gây ra nhiều vấn đề về ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giải đáp thắc mắc: Tới tháng uống nước mía được không? 3
Uống nước mía một lượng vừa phải để tránh gây tăng cân
  • Nước mía có thể gây kích ứng dạ dày nếu bạn uống khi đói. Do vậy, hãy kết hợp nước mía với một bữa ăn nhẹ hoặc ăn một ít thực phẩm trước khi uống.
  • Nước mía tự nhiên có tính hàn cao và giàu lượng đường, vì vậy các chị em chỉ nên uống từ 100 - 200ml mỗi ngày và nên chọn buổi chiều để uống, không nên uống nước mía trước khi ăn.

Tóm lại, tới tháng uống nước mía được không? Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này có thể thấy rằng việc uống nước mía khi tới ngày là hoàn toàn bình thường. Những ngày này cơ thể của chị em sẽ rất nhạy cảm nên việc lựa chọn sử dụng thức uống tốt cho sức khỏe như nước mía sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Theo dõi trang web để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Có kinh nguyệt có phẫu thuật được không?



Chat with Zalo