Giải đáp thắc mắc: Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?

Để được giải đáp thắc mắc “Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?”, bạn hãy theo dõi phần nội dung chi tiết dưới bài viết sau.

Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?

Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn như người lớn? Trẻ sơ sinh thường bắt đầu đi ngoài thành khuôn khi trẻ bắt đầu ăn dặm với các loại thức ăn rắn. Khi có mặt của chất xơ - thành phần chính tạo nên sự cứng của phân thì phân sẽ bước đầu vào khối và hình thành khuôn giống như người lớn. Thông thường, thời gian đi ngoài thành khuôn ở trẻ sơ sinh thường có sự khác nhau giữa các bé bú sữa công thức và sữa mẹ. Cụ thể như sau:

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn: Thường sẽ đi ngoài ở dạng phân lỏng nước hoặc ở dạng sệt không thành khuôn với 2 đến 8 lần/ ngày. Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 trở đi, trẻ sẽ đi ngoài thành khuôn khi bước vào giai đoạn táo bón do thể tích lòng ruột tăng. Khi ấy, phân sẽ trở nên dẻo, đặc hơn và tần suất của phân sẽ thưa hơn. Thông thường, từ 5 đến 7 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần, có trường hợp thì 10 đến 15 ngày trẻ mới đi. Tuy nhiên, sau đó trẻ sẽ đi vệ sinh không thành khuôn giống như bình thường.

Giải đáp thắc mắc: Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?1 Tùy thuộc vào loại sữa bé sử dụng mà trạng thái của phân sẽ có sự khác biệt

Đối với những trẻ sơ sinh bú sữa công thức và sữa non thì số lần đi ngoài khá ít, chỉ khoảng 1 đến 2 lần/ ngày. Phân của trẻ cũng dẻo và đặc hơn so với những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn. Mùi của phân thối và phân sẽ thành khuôn sớm hơn. Nguyên nhân lý giải dẫn đến tình trạng này đó là sữa công thức thường khó tiêu hóa hơn là sữa mẹ.

Biểu hiện ở trẻ sơ sinh đi ngoài không thành khuôn cần phải đi khám

Có thể nói rằng, phân của trẻ sơ sinh thường có sự thay đổi rất nhiều sau mỗi lần đi vệ sinh. Do đó, nếu như bố mẹ chỉ quan sát phân có thành khuôn hay không thì rất khó để có thể nhận biết được em bé đang gặp phải vấn đề sức khỏe gì.

Trong trường hợp nếu như trẻ không có sự bất thường về sức khỏe và trẻ chưa ăn dặm thì cha mẹ chưa cần phải đưa trẻ đi xét nghiệm hay thăm khám. Bên cạnh đó, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày sau khi đi ngoài để tránh tình trạng bị loét mông và hăm.

Giải đáp thắc mắc: Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?2 Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?

Theo đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám khi đi ngoài không thành khuôn với các trường hợp bất thường dưới đây:

  • Phân có màu đen và lẫn nhầy máu.
  • Phân bạc màu cảnh báo bệnh lý về gan mật.
  • Phân dê, phân cứng hoặc bé phải dùng nhiều sức để đi vệ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng táo bón.
  • Số lần trẻ đi ngoài tăng một cách bất thường.
  • Phân có chứa lượng lớn nước hoặc chất nhầy nhiều hơn so với bình thường.
  • Trẻ có cảm giác khó chịu, bứt rứt, ngại bú hoặc bị nôn trớ.
  • Trẻ không lên cân.

Phân của trẻ sơ sinh khi đi ngoài thế nào là bất thường?

Một số dấu hiệu cho thấy phân của trẻ sơ sinh không bình thường khi đi ngoài đó là có máu, tồn tại ở dạng lỏng, số lần đi ngoài của trẻ tăng nhiều hơn so với mọi ngày. Đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy. Điều này sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị mất nước và mất sức nhiều. Không chỉ vậy, táo bón cũng khiến cho phân của trẻ xuất hiện máu bởi các vết nứt ở hậu môn. Khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường này, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh đi ngoài với phân như thế nào là bình thường?

Tùy thuộc vào loại sữa trẻ sử dụng mà hình dạng của phân sẽ có sự khác nhau.

Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Trẻ sơ sinh khi bú sữa mẹ hoàn toàn mỗi khi đi ngoài thì phân sẽ có mùi chua nhẹ và phân có màu hoa cải. Phân của trẻ có thể sệt sệt, lợn cợn và có thể bị vón cục một chút. 

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ “đi nặng” khoảng 10 lần/ ngày. Nếu như hệ tiêu hóa ở trẻ không thay đổi thì số lần đi ngoài ở trẻ sẽ được giảm đi rõ rệt. 

Vào những tuần đầu khi trẻ sinh ra, được bú sữa mẹ, trẻ sẽ đi ngoài 1 lần. Trong vòng 4 tuần sau sinh, trẻ sẽ đi khoảng 4 lần/ ngày. Nếu như chú ý kỹ, các mẹ sẽ thấy rằng sau một khoảng thời gian, trẻ sẽ đi đại tiện vào đúng khung giờ mà trước đây trẻ thường đi. 

Giải đáp thắc mắc: Khi nào trẻ sơ sinh 3đi ngoài thành khuôn? Trẻ bú sữa mẹ 

Đối với những trẻ bú sữa công thức

Với trẻ bú sữa công thức hoàn toàn thì khi đi ngoài, phân của trẻ sẽ nhiều hơn so với trẻ được bú sữa mẹ. Khi ấy, phân của trẻ sẽ có màu đậm hơn, phân đặc và nặng mùi hơn nhiều so với trẻ được bú sữa mẹ.

Với trẻ mới chuyển từ bú sữa mẹ sang sữa công thức

Khi trẻ chuyển từ bú sữa mẹ sang sữa công thức thì phân của trẻ sẽ có màu sắc sẫm hơn và giống như bột hồ. Phân của trẻ cũng sẽ nặng mùi hơn so với trẻ bú sữa khác. 

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn lý giải được vấn đề “Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?”. Các bậc phụ huynh hãy để ý đến các dấu hiệu bất thường ở phân của trẻ để có thể điều chỉnh và khắc phục tình trạng kịp thời nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo