Giải đáp thắc mắc: Cao huyết áp có uống nước gừng được không?
Nhiều người bị tăng huyết áp muốn sử dụng gừng để chữa buồn nôn và giảm đau, mà không biết được liệu "cao huyết áp có uống nước gừng được không?".
Một số lợi ích đối với sức khỏe của gừng
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Cao huyết áp có uống nước gừng được không?”, cùng điểm qua các lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà gia vị cũng như vị thuốc truyền thống gừng mang lại:
Giúp giảm say tàu xe
Y học cổ truyền dùng gừng để làm dịu đi các triệu chứng của cơn say tàu xe, bao gồm biểu hiện như chóng mặt, cảm thấy buồn nôn, nôn ói và đổ mồ hôi lạnh.
Giảm buồn nôn
Phụ nữ mang thai vào thời kỳ thai nghén, bệnh nhân sau một đợt hóa trị liệu hoặc sau phẫu thuật có thể cảm thấy buồn nôn và khó chịu dữ dội. Gừng là một lựa chọn tốt để giảm buồn nôn. Tuy nhiên, cần nói với bác sĩ của bạn trước khi có ý định dùng gừng sau phẫu thuật, vì gừng có nguy cơ gây cản trở quá trình đông máu.
Kiểm soát huyết áp và hỗ trợ tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc dùng từ 2 - 6 gam gừng mỗi ngày có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm:
- Giúp hạ huyết áp.
- Ngăn ngừa các đợt đau tim.
- Ngăn chặn hình thành cục máu đông, cải thiện tuần hoàn máu.
- Giảm triệu chứng của cơn trào ngược dạ dày - thực quản.
- Giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Giúp giảm cân và kiểm soát đường huyết
Các chất có trong gừng giúp cơ thể tăng sinh nhiệt, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo và làm giảm cảm giác thèm ăn. Thêm vào đó, gừng còn giúp kiểm soát lượng đường huyết ở người tiểu đường type 2 và béo phì, bằng cách giảm nồng độ đường và triglyceride trong máu.
Giảm đau và kháng viêm
Các nghiên cứu tìm thấy trong gừng có hai hợp chất gingerol và shogaol giúp giảm hình thành tác nhân gây viêm, kháng viêm và có hiệu quả giảm đau trên những người bị viêm khớp ở gối. Trà gừng giúp giảm chuột rút kinh nguyệt nếu bạn uống vào đầu kỳ kinh nguyệt, hiệu quả giảm đau có thể tương đương với thuốc giảm đau không kê đơn.
Phòng ngừa ung thư
Các nghiên cứu ban đầu đã phát hiện ra hoạt tính gây chết tế bào và ngăn chặn sự nhân lên của tế bào ung thư, ở hai hợp chất gingerol và shogaol trong gừng.
Có thể bảo vệ chức năng não
gừng giúp bảo vệ chức năng não của bạn không bị suy giảm, thông qua quá trình chống lại stress oxy hóa và kháng viêm, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Alzheimer.
Với những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như trên, liệu cao huyết áp có uống nước gừng được không?
![Cao huyết áp có uống nước gừng được không 02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cao_huyet_ap_co_uong_nuoc_gung_duoc_khong_02_76dfe9ce12.jpg)
Cao huyết áp có uống nước gừng được không?
Để trả lời cho câu hỏi "cao huyết áp có uống nước gừng được không?" thì câu trả lời là không. Không nên sử dụng nước gừng khi huyết áp đang tăng cao, vì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi huyết áp ổn định, có thể sử dụng nước gừng để nguội nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.
Nước gừng nóng làm cho cơ thể giãn mạch, có thể vỡ mạch máu và tử vong ở người đang có cơn tăng huyết áp.
Bổ sung thực phẩm có lợi cho người cao huyết áp
Vậy là bạn đã biết "cao huyết áp có uống nước gừng được không?", câu trả lời là không, nước gừng nóng uống lúc huyết áp tăng cao rất nguy hiểm, có thể làm vỡ mạch máu, tai biến mạch máu và dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, có nhiều chế độ ăn khác nhau giúp hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát huyết áp, trong đó chế độ ăn DASH là phổ biến nhất. Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm người cao huyết áp nên bổ sung.
Thực phẩm giàu kali
Bổ sung kali giúp tinh thần thoải mái, cơ bắp dẻo dai, có thể ngăn ngừa một số bệnh mạn tính và hỗ trợ điều hòa huyết áp. Một số nguồn thực phẩm bổ sung kali như là chuối, cam, dưa lưới, trái cây sấy khô, rau lá có màu xanh đậm, khoai tây, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu,...
![Cao huyết áp có uống nước gừng được không 03](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cao_huyet_ap_co_uong_nuoc_gung_duoc_khong_03_63dabb7029.jpg)
Chất béo không bão hòa đơn
Loại chất béo này có khả năng làm giảm lượng cholesterol, hỗ trợ quá trình giảm cân và kiểm soát huyết áp. Ngoài ra chất béo không bão hòa còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Một số nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn:
- Các loại hạt quả hạch: Hạnh nhân, vừng, hạt điều và hạt macca.
- Các loại bơ từ đậu phộng và bơ hạnh nhân.
- Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu hướng dương, đậu phộng và đậu nành.
Chất béo không bão hòa đa
Chất béo không bão hòa đa rất quan trọng với sức khỏe vì cơ thể không thể tự sản sinh ra được. Nguồn gốc chính để bổ sung những loại chất béo này là từ thực vật.
Các lợi ích của chất béo không bão hòa đa được chứng minh như bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, hạ mỡ máu và kiểm soát chỉ số huyết áp. Một số nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa như omega 3 và 6 bao gồm:
- Các loại cá như cá trích, cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu.
- Rau quả lá xanh, cây họ đậu trong đó đặc biệt là đậu nành.
- Hạt chia, quả óc chó.
- Đậu phụ, bơ lạc và dầu đậu nành.
![Cao huyết áp có uống nước gừng được không 04](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cao_huyet_ap_co_uong_nuoc_gung_duoc_khong_04_9ab8dd6081.jpg)
Ngoài ra, người cao huyết áp cần hạn chế tối đa muối trong các bữa ăn, giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa, đồ ăn chiên rán sẵn và các đồ uống có cồn.
Vậy là bài viết đã giải đáp thắc mắc: “Cao huyết áp có uống nước gừng được không?”. Gừng từ xa xưa đã được dùng như một gia vị thơm ngon và có nhiều dược tính tuyệt vời cho sức khỏe. Dược liệu gừng có thể dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như cảm cúm, sổ mũi, chống nôn say tàu xe, bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm mỡ máu.
Xem thêm: