Giải đáp thắc mắc: Bà bầu uống nước nóng có tốt không?

Nước rất cần thiết cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, do nhu cầu trao đổi chất, tuần hoàn máu, tạo nước ối nên khả năng dung nạp nước hàng ngày cũng cao hơn, cao gấp mấy lần người bình thường. Uống nước lã đã tốt, nước ấm càng tốt hơn. Trên thực tế, uống nước ấm khi mang thai rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu uống nước nóng có sao không?

Uống nước ấm khi mang thai rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Với những lợi ích của nước ấm sẽ giúp cơ thể luôn được cung cấp đủ nước với lượng cần thiết.

giai-dap-thac-mac-ba-bau-uong-nuoc-nong-co-tot-khong 1.jpg
Uống nước nóng khi mang thai rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

Cụ thể, tác dụng của việc uống nước ấm là:

Làm sạch đường tiêu hóa

Uống một ly nước ấm trước khi bắt đầu ngày mới có thể giúp làm dịu và kích hoạt đường tiêu hóa. Nước ấm có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải độc tố tích tụ qua đêm, từ đó tránh các vấn đề về tiêu hóa cho bà bầu. Ngoài ra, nước ấm còn có một chức năng rất đặc biệt, đó là tạo ra nguồn dinh dưỡng tốt hơn cho thai nhi.

Ngăn ngừa táo bón

Tình trạng táo bón là một trong những vấn đề mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải. Ít ai biết rằng nước ấm có thể giúp chị em ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này. Bà bầu uống nước nóng có tốt không? Nước ấm có thể giúp cải thiện nhu động ruột bằng cách giúp thức ăn được phân hủy và đi qua ruột dễ dàng hơn, giảm tình trạng táo bón ở bà bầu.

Cải thiện lưu thông máu

Uống nước ấm làm giãn mạch máu, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Khi đó, quá trình lưu thông máu giàu oxy và dinh dưỡng đến các cơ quan của mẹ và thai nhi sẽ dễ dàng hơn. Khi sự lưu thông máu được cải thiện sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Bảo vệ phế quản

Phụ nữ khi mang thai cần hạn chế tối đa các yếu tố có thể gây bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến họng, phế quản…Nước nóng ở nhiệt độ hợp lý giúp bảo vệ phế quản và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, ho, cảm cúm, cảm lạnh, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn gây ra các vấn đề khác cho thai nhi.

giai-dap-thac-mac-ba-bau-uong-nuoc-nong-co-tot-khong 2.jpg
Bà bầu uống nước nóng ở nhiệt độ hợp lý giúp bảo vệ phế quản

Tăng năng lượng, tăng thể lực

Khi mang thai, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Lúc này bà bầu cần bổ sung đủ nước ấm mỗi ngày để bổ sung năng lượng, tăng cường thể lực. Nước ấm có tác dụng thanh lọc cơ thể thải độc tố và tăng tuần hoàn máu có tác dụng tốt đối với hoạt động của cơ bắp và thần kinh. Ngoài ra, uống đủ nước cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và giảm mệt mỏi ở bà bầu.

Thời điểm tốt nhất để bà bầu uống nước ấm

Theo các chuyên gia y tế, thời điểm tốt nhất để bà bầu uống nước ấm như sau:

  • Khi vừa ngủ dậy: Nước nóng giúp đánh thức các cơ quan nội tạng, tăng tuần hoàn máu, thanh lọc cơ thể, đào thải chất cặn bã, đặc biệt bổ sung và sản sinh nước ối cho thai nhi.
  • Trước khi đi ngủ: Uống nước nóng vào thời điểm này có thể giúp mẹ giảm căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ, máu huyết lưu thông tốt. Nước nóng cũng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, các chất dinh dưỡng và oxy đưa đến bé thuận lợi hơn.
  • Trước khi tắm: Uống nước nóng trước khi tắm có thể làm tăng lưu thông máu và giúp mẹ dễ chịu hơn.
  • Sau khi vận động: Sau khi vận động, cơ thể mẹ rất dễ cảm thấy mệt mỏi do mất nước và đổ nhiều mồ hôi. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung nước ấm vào thời điểm này để bổ sung nước và năng lượng cho cơ thể.
  • Trước hoặc sau bữa ăn chính 30 phút: Nước ấm giúp trung hòa axit trong dạ dày, ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hệ tiêu hóa, ruột, gan và mật hoạt động lâu dài hơn.
giai-dap-thac-mac-ba-bau-uong-nuoc-nong-co-tot-khong 3.jpg
 Bà bầu nên uống nước ấm trước hoặc sau bữa ăn chính 30 phút

Mách bà bầu cách uống nước ấm đúng cách

Để tận dụng hết những lợi ích to lớn của việc uống nước thì phải có phương pháp uống nước đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất. Hãy tham khảo những hướng dẫn sau để uống nước đúng cách.

  • Hãy uống nước khi ngồi, vì các cơ và hệ thần kinh thư giãn trong khi thận lọc tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận và bàng quang.
  • Nhấp từng ngụm từ từ đánh thức hệ thần kinh tiếp nhận nước cho cơ thể, không những thế, nước và nước bọt hòa quyện giúp cân bằng axit trong dạ dày. Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng mà không đánh răng có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm cân, chống táo bón hiệu quả và làm sạch da.
  • Không nên uống quá nhiều nước trước và sau bữa ăn vì có thể làm chậm quá trình tiêu hóa dẫn đến tăng axit dạ dày, khó tiêu, táo bón. Uống nước trước và sau bữa ăn từ 40 đến 60 phút.

Vậy bà bầu uống nước nóng có tốt không? Câu trả lời là có. Nước nóng có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ. Vì vậy, bà bầu nên uống đủ nước nóng vào đúng thời điểm gợi ý trên để đạt hiệu quả tốt nhất.



Chat with Zalo