Giải đáp: Nâng mũi ăn rau lang được không và nhóm thực phẩm nên ăn sau nâng mũi

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người thực hiện để cải thiện các khuyết điểm trên mũi. Sau khi thực hiện phẫu thuật xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để phục hồi nhanh chóng. Nhiều người thắc mắc liệu nâng mũi ăn rau lang được không, có bị ảnh hưởng tới sức khỏe không? Theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

Những điều chưa biết về rau lang

Trước khi giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn rau lang được không, bạn cần nắm được hàm lượng dinh dưỡng và công dụng của nó.

Chất dinh dưỡng có trong rau lang

Rau lang thuộc loại cây thân thảo dây leo. Theo nghiên cứu, trong rau lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, riboflavin và các khoáng chất. Cụ thể, trong 100g rau lang gồm:

  • 22kcal năng lượng;
  • 91.8g nước;
  • 2.6g protein;
  • 2.8g tinh bột;
  • 11mg vitamin C;
  • 900mg vitamin B;
  • 48mg canxi;
  • 54mg phốt pho;
  • 2.7mg sắt;
  • 27mg magie;
  • 6 μg folate;
  • 961 μg vitamin A;
  • 0,71mg vitamin E.
Giải đáp: Nâng mũi ăn rau lang được không và nhóm thực phẩm nên ăn sau nâng mũi 1
Rau lang chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất

Công dụng của rau lang đối với cơ thể

Theo Đông y, rau lang có tính bình, không độc, lợi mật, tăng cường thị lực, chữa vàng da. Đồng thời, với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau lang là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau lang còn có những công dụng như sau:

  • Là loại thực phẩm giàu diệp lục nên có tác dụng giải độc máu và thanh nhiệt cho cơ thể.
  • Vitamin K trong rau lang giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và chống tình trạng xuất huyết đột ngột do đông máu.
  • Ăn rau lang sẽ giúp cân bằng và bổ sung lượng canxi trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương.
  • Ở thời kỳ kinh nguyệt, rau lang cũng là một bài thuốc chữa đau bụng và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. 
  • Hạn chế nguy cơ bị ung thư cho cơ thể và kháng viêm tốt.
  • Lá rau lang có tác dụng làm giảm đường huyết. Đặc biệt, đọt rau lang đỏ có chứa chất tương tự insulin, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, rau lang cũng rất ít tinh bột, giàu chất xơ nên giúp ổn định cân nặng, chống béo phì.
  • Lượng protein có trong rau lang chứa tới 1/3 hoạt tính giúp chống lại oxy hóa hiệu quả.
  • Rau lang có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều chất xơ nên rất nhuận tràng. Ở phần lá rau chứa khoảng 1.95% - 1.97% chất nhựa tẩy, chống táo bón.

Nâng mũi ăn rau lang được không?

Sau phẫu thuật nâng mũi, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với việc phục hồi. Trong rau lang chứa nhiều protein, vitamin C, B, canxi, sắt, photpho… đều tốt cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Vậy nâng mũi ăn rau lang được không, câu trả lời là có.

  • Thứ nhất, protein trong rau lang giúp kích thích sản sinh tế bào mới. Đồng thời, vết thương sau nâng mũi cũng nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.
  • Thứ hai, vitamin A giúp vùng da và các tế bào ở vùng phẫu thuật khỏe hơn. Bệnh nhân nâng mũi sẽ tránh được tình trạng mẩn đỏ sau phẫu thuật.
  • Thứ ba, vitamin nhóm B có tác dụng tăng độ đàn hồi cho da và phát triển các gốc tự do chống sần sùi, lão hóa. Vitamin C thúc đẩy sản sinh collagen để làm giảm tình trạng thâm, sẹo hiệu quả. 
  • Thứ tư, trong rau lang còn chứa rất nhiều chất xơ, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân sau nâng mũi phải uống nhiều kháng sinh nên dễ bị táo bón thì nên ăn rau lang để cải thiện.
Giải đáp: Nâng mũi ăn rau lang được không và nhóm thực phẩm nên ăn sau nâng mũi 2
Nâng mũi ăn rau lang được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ

Những lưu ý khi ăn rau lang sau nâng mũi

Mặc dù sau nâng mũi hoàn toàn có thể ăn được rau lang, nhưng bạn vẫn cần chú ý về số lượng khi ăn. Bạn không được ăn quá nhiều rau lang bởi dễ dẫn tới thừa canxi, gây ra sỏi thận. Bạn cũng không nên ăn rau lang khi đói bởi dễ giảm đường huyết, hại sức khỏe.

Đồng thời, bạn hãy ăn rau lang chín, luộc hoặc xào hoặc kết hợp với thực phẩm khác để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, bạn chỉ nên ăn tối đa khoảng 250 - 300g rau lang trong một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

6 nhóm thực phẩm nên ăn sau khi nâng mũi

Bên cạnh rau lang, bệnh nhân sau nâng mũi cũng có thể ăn một số loại thực phẩm khác để có nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

Các loại ngũ cốc

Sau khi nâng mũi, bạn nên ăn các loại ngũ cốc và hạt như gạo lứt, đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ… Đây là những loại thực phẩm mềm, dễ ăn, tốt cho việc lành vết thương.

Giải đáp: Nâng mũi ăn rau lang được không và nhóm thực phẩm nên ăn sau nâng mũi 3
Các loại hạt ngũ cốc được lựa chọn sử dụng sau khi nâng mũi

Thịt lợn

Thịt lợn là loại thực phẩm giàu protein, thúc đẩy hình thành các tế bào mới, tái tạo mô. Đặc biệt, sắt trong thịt heo tốt cho máu và collagen ở da heo giúp hồi phục vết thương và ổn định cấu trúc mũi tốt hơn.

Rau củ quả

Thời gian hồi phục sau nâng mũi, bạn nên bổ sung các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông… Đồng thời, một số loại quả mọng nước như việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho, lựu… cũng cung cấp lượng nước, axit amin, vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình hồi phục tổn thương.

Giải đáp: Nâng mũi ăn rau lang được không và nhóm thực phẩm nên ăn sau nâng mũi 4
Các loại rau xanh giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể

Nhóm thực phẩm lợi khuẩn

Bạn cũng cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều men vi sinh có lợi để hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn có hại. Đồng thời, giai đoạn sau nâng mũi, bệnh nhân phải uống nhiều kháng sinh nên hệ tiêu hóa sẽ kém và cần được cải thiện.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C

Vitamin E giúp giảm sưng viêm và ngăn ngừa sẹo. Vitamin C giúp đẩy mạnh quá trình liền thương, chống sẹo. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C và E gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, rau cải xanh, hạt dẻ, quả bơ…

Thực phẩm giàu chất sắt

Sau phẫu thuật, cơ thể bị thiếu hụt một lượng máu lớn và cần được dung nạp. Bạn hãy ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, huyết, sữa tươi… Đây là những thực phẩm giúp hỗ trợ tạo máu và ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.

Ngoài 6 nhóm thực phẩm trên, sau nâng mũi bạn cũng cần chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt.

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày và kê cao đầu khi nằm. 
  • Hãy vận động nhẹ nhàng để tăng cường thể lực, tránh hoạt động mạnh như đạp xe, nâng tạ, chạy bộ, bơi…
  • Vệ sinh, chăm sóc mũi và uống thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không sờ chạm tay vào vết thương.
  • Hạn chế tiếp xúc vết thương với ánh sáng mặt trời.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức để trả lời cho thắc mắc nâng mũi ăn rau lang được không. Sau phẫu thuật nâng mũi, bạn cũng nên tránh dùng thịt bò, rau muống, hải sản bởi dễ hình thành vết sẹo lồi, ngứa ngáy và làm vết thương lâu lành hơn. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết tiếp để có thêm hiểu biết về cách chăm sóc sức khỏe nhé! 

 Vũ Ánh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo