Giải đáp nâng mũi ăn bánh tráng được không cho hội mê ăn vặt

Bánh tráng cũng có nhiều loại khác nhau như bánh tráng trộn, bánh tráng phơi sương, bánh tráng cuốn,… Sẽ thật đáng tiếc cho các tín đồ ăn vặt khi phải kiêng cữ thưởng thức món ngon này trong thời gian dài, đây cũng là lý do nhiều người thắc mắc nâng mũi ăn bánh tráng được không.

Tại sao chúng ta phải kiêng cữ sau khi nâng mũi?

Trước khi tìm hiểu nâng mũi ăn bánh tráng được không thì đầu tiên các bạn cần phải biết tại sao các bác sĩ luôn lưu ý bệnh nhân về chế độ ăn uống hậu thẩm mỹ. Phẫu thuật nâng mũi nhằm mục đích cải thiện khiếm khuyết, thay đổi hình dạng dáng mũi. Mọi người thường chọn phẫu thuật vì nguyên nhân thẩm mỹ hoặc đơn giản chỉ là để chỉnh sửa các biến dạng do chấn thương hay bẩm sinh.

Để phẫu thuật bệnh nhân sẽ được gây mê cục bộ để không thấy đau mà vẫn tỉnh táo khi quá trình diễn ra. Sau đó các bác sĩ sẽ cắt trên nền mũi hoặc tạo vết cắt trong lỗ mũi tùy theo phương pháp lựa chọn. Các chuyên gia có thể phẫu thuật kín/mở hoặc chỉnh hình đầu mũi mà không làm ảnh hưởng lên cấu trúc bên trong. Vết thương sau đó được xử lý khâu bằng chỉ thẩm mỹ để hạn chế tạo sẹo.

Phẫu thuật nâng mũi không được tính là phức tạp, nhưng sau khi thực hiện vẫn sẽ lưu vết thương hở. Nếu sử dụng kỹ thuật nâng mũi sụn tự thân thì bác sĩ sẽ tác động xâm lấn lên khu vực mũi cùng những vùng liên quan. Mức độ xâm lấn ít hay nhiều còn tùy trường hợp, tuy nhiên chúng ta phải dành thời gian chăm sóc kỹ lưỡng. Đặc biệt việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp vết thương mau phục hồi và không có sẹo xấu.

Ngược lại khi ăn những món dễ kích thích dị ứng có thể khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng và có sẹo. Đây cũng là lý do chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phục hồi hậu nâng mũi. Câu hỏi nâng mũi ăn bánh tráng được không cũng vì thế mà quan trọng hơn rất nhiều.

Giải đáp nâng mũi ăn bánh tráng được không cho hội mê ăn vặt 1

Sau phẫu thuật nâng mũi cần hết sức lưu ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Nâng mũi ăn bánh tráng được không và cần lưu ý gì?

Nâng mũi ăn bánh tráng được không?

Có thể nói bánh tráng là một trong những loại đặc sản đáng tự hào của Việt Nam. Nguyên liệu chính để làm nên bánh tráng là bột gạo, bột sắn, bột ngô hay bột đậu xanh,… để cho ra lò những phiên bản đa dạng. Bên cạnh đó mỗi vùng miền sẽ sử dụng thêm các loại phụ gia khác nhau khi đúc bánh tráng, chẳng hạn như dừa, mè, hành, tiêu, muối,…

Mỗi 100gram bánh tráng sẽ chứa khoảng 280-300 kcal năng lượng, khi dùng kèm những nguyên liệu khác lượng kcal cũng thay đổi theo. Chất dinh dưỡng chủ yếu mà bánh tráng cung cấp chính là tinh bột và một lượng nhỏ protein, lipid. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy rằng bánh tráng tuy không bổ dưỡng nhưng cũng không gây hại cho cơ thể, phần nào giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn bánh tráng được không.

Nâng mũi ăn bánh tráng được nhưng chỉ đúng hoàn toàn với việc ăn bánh tráng truyền thống vì không ảnh hưởng đến vết thương. Tuy nhiên nếu lựa chọn ăn với các loại nguyên liệu khác thì chúng ta còn phải xét đến yếu tố loại nguyên liệu đó có thích hợp không, có gây ảnh hưởng tới mũi sau nâng hay không nữa.

Đặc biệt lưu ý chỉ nên dùng những loại bánh tráng mềm và dễ nhai sau khi nâng mũi tự nhiên. Tuyệt đối không nên sử dụng những loại bánh tráng cứng và dai bởi chúng ta cần dùng lực để nhai và cũng tác động lên vết thương mũi chưa ổn định, hệ quả là khiến mũi biến dạng như lệch, vẹo.

Giải đáp nâng mũi ăn bánh tráng được không cho hội mê ăn vặt 2

Việc nâng mũi ăn bánh tráng được không còn phụ thuộc vào các loại topping có trong bánh tráng

Một số lưu ý khi thưởng thức bánh tráng

Khi đã biết nâng mũi ăn bánh tráng được không rồi thì chúng ta phải lưu ý đến các nguyên liệu nào có thể ăn kèm. Chẳng hạn như món bánh tráng trộn là loại đồ ăn vặt phổ biến với các loại topping ăn kèm phổ biến như khô bò, khô gà, trứng cút, muối tôm, ớt, xoài, đậu phộng, hành phi, nước me,… Dù mới điểm sơ qua nhưng hẳn chúng ta cũng có thể thấy được có nhiều loại nguyên liệu có thể gây sưng, mưng mủ và dị ứng cho vết thương xuất hiện.

Đặc biệt các gia vị cay, thịt bò và đậu phộng rất dễ khiến vết thương lâu bình phục, do đó chúng ta phải hạn chế dùng bánh tráng trộn từ 2 – 3 tuần đầu tiên. Sau khi vết thương đã ổn định chúng ta sẽ được ăn uống thoải mái hơn nhiều. Bạn nào nghiện quá cũng có thể tự chế biến tại nhà và điều tiết theo các nguyên liệu tốt cho sức khỏe hơn.

Tương tự các món bánh tráng khác như bánh tráng nướng, bánh tráng muối tắc, bánh tráng mắm ruốc,… cũng phải lưu ý đến thành phần trước khi dùng. Có một số loại bánh tráng thường cứng và dai nên cơ hàm cần hoạt động liên tục khi ăn, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình bình phục vết thương. Đây cũng là lý do chính chúng ta cần tìm loại bánh tráng nào mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa.

Lưu ý khi ăn bánh tráng sau nâng mũi

Phải chọn loại bánh tráng mềm và dễ tiêu hóa nếu bạn vừa nâng mũi

Hy vọng thông tin nâng mũi ăn bánh tráng được không mà chúng tôi đã cung cấp trên đây sẽ hữu ích với các bạn. Cũng đừng quên hầu hết các món ăn vặt từ bánh tráng thường nóng và dễ gây mụn, sưng viêm nên chúng ta phải hạn chế hết sức có thể nhé. Bạn chỉ cần cố gắng chịu đựng cho đến khi mũi hoàn toàn bình phục là có thể ăn lại được rồi.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo