Đối tượng nào cần tháo bỏ silicon nâng mũi?

Việc tháo bỏ silicon nâng mũi chỉ cần thực hiện tiểu phẫu đơn giản, tuy nhiên trong trường hợp tháo silicon do biến chứng thì chúng ta phải áp dụng kỹ thuật phức tạp hơn. Để có thêm thông tin cụ thể và chi tiết nhất hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Điều cần biết trước khi tháo bỏ silicon nâng mũi

Silicon nâng mũi là gì và lý do cần tháo bỏ silicon nâng mũi

Silicon có nhiều loại như gel, lỏng, rắn và dẻo, được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Với lĩnh vực y tế silicon còn được dùng để thay thế các bộ phận giả cấy ghép vào cơ thể như kính sát tròng, ống thông đường tiểu,... và cả trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ.

Loại silicon ứng dụng trong phẫu thuật nâng mũi ở dạng dẻo và dạng lỏng. Dạng dẻo được đúc theo hình dạng sống mũi, làm từ silicon trắng hoặc nâu. Những thanh silicon này sẽ được đặt trên xương mũi để tạo nên sống mũi cao tự nhiên.

Có những loại silicon nâng mũi nào?

- Silicon lỏng: Loại này không được khuyến khích sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ bởi nguy cơ gây biến chứng. Nguyên nhân chính là do loại này không tan sau khi tiêm vào cơ thể. Sau một khoảng thời gian silicon lỏng sẽ đóng cục trong mũi và khiến mũi bị nhiễm trùng, hoại tử.

- Silicon dẻo: Chất liệu này được sử dụng nhiều nhất để phẫu thuật mũi trong những năm đầu khi mới phát triển phương pháp nâng mũi tự nhiên. Nhờ đặc điểm mềm dẻo, dai, chắn chắn và dễ thao tác gọt, cắt,... mà loại vật liệu này được áp dụng vô cùng phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp.

Hiện tại thì silicon đã dần bị thay bởi sụn sinh học Nanoform mới và hiện đại hơn, có đặc tính mềm dẻo với hàng nghìn lỗ nano siêu nhỏ, nhờ đó có thể lưu thông các mạch máu và tế bào ngay cả khi chất liệu bên ngoài được đưa vào khoang mũi. Những bệnh nhân đã lựa chọn chất liệu silicon dễ xuất hiện các biến chứng như dị ứng vật liệu, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi, thủng da đầu mũi,... và qua một thời gian sẽ có nhu cầu tháo bỏ silicon nâng mũi khi xảy ra hiện tượng nêu trên.

Đối tượng nào cần tháo bỏ silicon nâng mũi 1

Silicon nâng mũi có loại silicon lỏng và silicon dẻo

Khi nào cần tháo bỏ silicon nâng mũi?

Dáng mũi không được hài hòa với khuôn mặt

Vài trường hợp bệnh nhân dáng mũi sau khi nâng bằng silicon không hài hòa so với tổng thể đường nét khuôn mặt. Thường thấy nhất là do dáng mũi quá cao, bị cứng hoặc bị lệch. Nguyên nhân chủ yếu là do các chị em chạy theo xu hướng phẫu thuật chung mà không dựa trên tình trạng bản thân.

Tình trạng mũi như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và cả tăng nguy cơ mỏng hoặc căng da vùng sống mũi, dẫn tới biến chứng bóng đỏ. Việc tháo bỏ silicon nâng mũi lúc này là phương án khắc phục cần thiết.

Dáng mũi không được như kỳ vọng

Dáng mũi nâng bằng chất liệu silicon không được như mong muốn của bệnh nhân hoặc trở lại hình dáng cũ sau một thời gian, bạn muốn thay đổi chất liệu nâng mũi sụn nhân tạo khác tốt hơn. Việc tháo bỏ silicon nâng mũi là phương án thích hợp để đổi sang một kiểu dáng khác ưng ý hơn. Tuy nhiên sửa lại mũi quá nhiều lần cũng không tốt bởi sẽ tăng nguy cơ biến chứng hoặc phẫu thuật thất bại.

Mũi gặp biến chứng

Ngoài yếu tố thẩm mỹ của mũi hỏng thì nguy cơ biến chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy, mũi biến dạng, bao xơ co rút,… cũng vô cùng nguy hiểm. Những biến chứng xuất hiện cũng có thể là do cơ địa bệnh nhân không dung nạp được chất liệu silicon, cơ thể đào thải và xuất hiện hiện tượng bóng đỏ, sưng nề. Những triệu chứng này kéo dài càng ảnh hưởng sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể. Lúc này việc tháo bỏ silicon nâng mũi là vô cùng cần thiết.

Đối tượng nào cần tháo bỏ silicon nâng mũi 2

Mũi gặp biến chứng cần tháo bỏ silicon nâng mũi

Quá trình tháo bỏ silicon nâng mũi

Phẫu thuật tháo bỏ silicon nâng mũi chỉ là tiểu phẫu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường bác sĩ chỉ tốn khoảng 30 phút để thực hiện một ca mổ. Giống như phẫu thuật xâm lấn, việc tháo bỏ silicon nâng mũi cũng cần tiêm tê giảm đau. Kỹ thuật thực hiện cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần rạch một đường nhỏ sâu trong hốc mũi hoặc trên vết mổ trước đó để lấy chất liệu độn ra. Tiếp theo bệnh nhân sẽ được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ, tránh để lại sẹo và trả lại cánh mũi ban đầu.

Mũi sau khi tháo bỏ silicon nâng mũi sẽ thấp hơn. Những chị em chỉ nâng mũi mà không thu hẹp đầu mũi hay chỉnh sửa, cắt bỏ cánh mũi thì tháo xong vẫn trở về hiện trạng ban đầu được. Bệnh nhân nào đã tác động sâu tới cấu trúc dáng mũi thì không thể lấy lại được dáng mũi như xưa nếu tháo silicon, mũi phẫu thuật xong trở nên thấp đi trông thấy. Sau khi tháo bỏ silicon bạn cần thực hiện vệ sinh, kiêng khem tránh để lại sẹo và biến chứng. Thời gian để dáng mũi hồi phục hoàn toàn, hết sưng, ổn định là khoảng từ 1-2 tháng.

Đối tượng nào cần tháo bỏ silicon nâng mũi 3

Phẫu thuật  tháo bỏ silicon nâng mũi cần được thực hiện tại các bệnh viện uy tín

Nếu bạn nằm trong trường hợp cần tháo bỏ silicon nâng mũi thì hãy tìm đến những bệnh viện uy tín để thực hiện. Nhờ đó chúng ta mới sớm khắc phục được các biến chứng do phẫu thuật không thành công.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo