Để sơ cứu người bị bỏng phenol thì cần làm gì?

Bỏng phenol là loại bỏng hóa chất có khả năng gây ra các tổn thương bỏng nặng và làm cho nạn nhân vô cùng đau đớn. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, vết bỏng phenol có thể trở nên nghiêm trọng hơn, và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bị bỏng. Để hạn chế rủi ro thì nạn nhân cần được sơ cứu khi bị bỏng phenol một cách đúng đắn.

Phenol là gì?

Phenol là chất rất thông dụng trong các ngành công nghiệp như hoá hữu cơ, chất dẻo, hoá dược,... Phenol có tính rất độc và có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da.

Phenol và các dẫn xuất của phenol đều là các chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và tất cả các sinh vật sống.

Biểu hiện khi bị bỏng phenol?

Da bị kích ứng, mẩn đỏ và bỏng rát tại vùng tiếp xúc với phenol Da bị kích ứng, mẩn đỏ và bỏng rát tại vùng tiếp xúc với phenol

Đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị bỏng hóa chất do phenol:

  • Da bị chết hoặc cháy đen.
  • Da kích ứng, mẩn đỏ và bị bỏng rát tại vùng tiếp xúc với phenol.
  • Đau hoặc tê ở các vùng bị ảnh hưởng.
  • Tầm nhìn bị thay đổi, có thể dẫn đến mất thị lực nếu hóa chất tiếp xúc với mắt.

Khi nạn nhân nuốt phải phenol, các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Tụt huyết áp.
  • Nhịp tim không ổn định.
  • Tim ngừng đập hoặc xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim.
  • Khó thở, ho.
  • Co giật cơ bắp.

Thực hiện sơ cứu khi bị bỏng phenol?

Phenol dính trên da

  • Việc đầu tiên cần làm để sơ cứu cho người bị bỏng phenol dính trên da là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách: Rửa sạch phenol ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong khoảng 15 phút trở lên.
  • Sau đó, che phủ vùng bị bỏng phenol bằng băng gạc khô vô trùng hoặc quần áo sạch.
  • Sau bước sơ cứu bỏng ban đầu, hãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý tiếp các bước tiếp theo. 

Phenol bắn vào mắt

Khi phenol bắn vào mắt, hãy đưa nạn nhân đến vòi nước và ghé mắt vào cho vòi nước chảy nhẹ nhẹ liên tục trong thời gian ít nhất là 15 phút Khi phenol bắn vào mắt, hãy đưa nạn nhân đến vòi nước và ghé mắt vào cho vòi nước chảy nhẹ nhẹ liên tục trong thời gian ít nhất là 15 phút
  • Khi bị phenol bắn vào mắt, sẽ gây đau đớn và hoảng loạn cho nạn nhân. Thế nên, việc đầu tiên phải làm là trấn tĩnh nạn nhân. Tuyệt đối không cho nạn nhân dụi mắt, vì dụi mắt có thể làm tổn thương lan rộng thêm và có thể dẫn đến mù loà.
  • Không dùng bất kì thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt. Tốt nhất hãy đưa nạn nhân đến vòi nước và ghé mắt vào cho vòi nước chảy nhẹ nhẹ liên tục trong thời gian ít nhất là 15 phút. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
  • Đối với nạn nhân là trẻ em, tốt nhất là cho nạn nhân nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa. Rồi phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính phenol hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt.
  • Nếu nạn nhân có mang kính áp tròng thì phải tháo ngay kính áp tròng ra ngay.

Việc cần tránh khi sơ cứu bỏng phenol

Việc rửa sạch vết thương cần thực hiện dưới dạng vòi nước chảy liên tục chứ không ngâm trực tiếp trong nước Việc rửa sạch vết thương cần thực hiện dưới dạng vòi nước chảy liên tục chứ không ngâm trực tiếp trong nước
  • Không nên cố gắng cởi phần quần áo đã dính với vết bỏng nặng. Vì như thế sẽ gây đau đớn, và làm lột phần da thịt theo. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Không được ngâm vết thương trong nước. Vết thương do phenol gây ra rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, việc rửa sạch vết thương cần thực hiện dưới dạng vòi nước chảy liên tục chứ không ngâm trực tiếp trong nước.
  • Không được chườm đá lên vết thương. Việc này có thể làm tổn thương da và gây bỏng kép. Vì đang ở trạng thái nhiệt độ quá nóng giờ chuyển sang nhiệt độ lạnh đột ngột.
  • Không được sử dụng khăn lau có sợi. Các sợi lông có thể dính vào vết bỏng và gây đau đớn cho nạn nhân khi lấy ra. Đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vào vết thương.
  • Không bóp hay làm vỡ các bong bóng nước vì việc này sẽ làm tăng nhiễm trùng cho nạn nhân bị bỏng phenol.
  • Không được sử dụng bơ, dầu hay kem đánh răng kể cả xà phòng bôi lên vết bỏng. 
  • Không được dùng trà hoặc sút để chế vào vết bỏng phenol. Nhiều người hay lầm tưởng các chất này trung hoà tính axit của phenol. Tuy nhiên, khi chế những chất này vào vết bỏng sẽ gây ra nhiều phản ứng hoá học khiến bệnh nhân bỏng nặng thêm. 

Trong bất kỳ tổn thương nào thì khâu sơ cứu ban đầu luôn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị sau này, và sơ cứu bỏng phenol cũng không ngoại lệ. Phenol là một chất độc hại, có thể gây bỏng nặng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nạn nhân bỏng phenol cần được sơ cứu đúng cách để hạn chế những rủi ro, biến chứng lâu dài. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách sơ cứu bỏng phenol nếu gặp phải trường hợp này.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo