Dấu hiệu viêm tai giữa người lớn là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa của bệnh nhân, ngay khu vực ở phía sau màng nhĩ bị nhiễm trùng. Nó sẽ xuất hiện dấu hiệu như chảy dịch, sưng đau, cơ thể bị sốt, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.
Vì sao người lớn mắc viêm tai giữa?
Viêm tai giữa ở người lớn sẽ được chia ra làm 3 loại chính, gồm có:
- Viêm tai giữa cấp tính: Là khi chức năng của vòi nhĩ ở tai bị rối loạn do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra.
- Viêm tai giữa mãn tính: Là tình trạng viêm tai kéo dài, gây chảy dịch hoặc mủ. Nếu để lâu dài, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến thủng màng nhĩ.
- Viêm tai ứ dịch: Là khi lớp niêm mạc của tai bị viêm nhiễm, gây ra tình trạng chảy dịch. Phần dịch này sẽ bị ứ đọng lại phía sau màng tai tạo thành chất nhầy có độ keo dính.
![Dấu hiệu viêm tai giữa người lớn là gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_viem_tai_giua_nguoi_lon_la_gi_1_b2a78cedae.jpg)
Viêm tai giữa ở người lớn thường sẽ xảy ra đối với các trường hợp như:
- Có các bệnh lý như viêm VA, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, một số trường hợp là khi có các khối u lành hoặc ác tính ở vòm mũi họng.
- Gặp các yếu tố nguy cơ có thể gây ra viêm tai giữa như: VA bị phì đại, u xơ vòm mũi họng,... Do đó mà gây ra chèn ép, làm tắc vòi nhĩ cơ học.
- Viêm nhiễm gây sưng lớp niêm mạc.
- Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Thay đổi đột ngột áp lực, ví dụ như khi đi máy bay hoặc lặn hụp sâu,...
Dấu hiệu viêm tai giữa người lớn
Đối với người lớn, thông thường dấu hiệu viêm tai giữa hay gặp nhất đó chính là cảm thấy đau tai, đôi khi cũng sẽ kèm theo tình trạng nhói tai. Người bệnh có thể bị đau tai và lan tỏa lên cả phần đầu, làm cho phần tai bị tê cứng, có cảm giác sưng đau và nóng. Bên cạnh đó, cũng có thể gặp tình trạng ù tai, thính lực kém, nghe không rõ và hay có cảm giác trong tai có tiếng ọc ọc như có nước.
![Dấu hiệu viêm tai giữa người lớn là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_viem_tai_giua_nguoi_lon_la_gi_fecb8e827f.jpg)
Đồng thời, dấu hiệu viêm tai giữa người lớn cũng thường thấy đó là chảy dịch và mủ ở trong tai ra bên ngoài theo từng đợt. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay giao mùa thì phần dịch sẽ chảy ra nhiều hơn. Thường thì phần dịch mủ sẽ có màu vàng và có mùi hôi, gây ra cảm giác rất khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, khi thấy tai có chảy dịch, mủ ra ngoài, người bệnh cần thăm khám để biết tình trạng bệnh và có thể điều trị kịp thời. Nhờ vậy mà hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị theo mỗi giai đoạn ở viêm tai giữa người lớn
Đối với bệnh nhân mắc viêm tai giữa thường được chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Để điều trị chính xác, các bác sĩ sẽ xác định người bệnh đang mắc viêm tai giữa ở giai đoạn nào để có thể đưa ra lựa chọn điều trị hợp lý nhất.
- Trường hợp viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh toàn thân, thuốc chống phù nề, thuốc chống viêm đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
- Nếu viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện loại bỏ dịch mủ ứ đọng bằng phẫu thuật trích rạch màng nhĩ, đồng thời sử dụng kèm với các loại thuốc điều trị toàn thân như ở giai đoạn sung huyết.
- Khi bệnh nhân đã ở giai đoạn dịch mủ bên trong màng nhĩ đang tự phá vỡ để chảy ra ngoài. Lúc này nguy cơ biến chứng của bệnh là rất cao, việc điều trị cũng khó khăn nên bác sĩ thường sẽ yêu cầu người bệnh nhập viện để điều trị và theo dõi.
Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm tai giữa người lớn
Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa người lớn khá dễ nhận biết ở những giai đoạn đầu, vì thế nếu thấy mình đang có những triệu chứng tương tự, nên chủ động thăm khám để có thể điều trị từ sớm. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị viêm tai giữa người lớn như sau:
Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc nhỏ mũi có tác dụng chống sung huyết, giảm phù nề, co mạch, chống viêm,... để giảm tắc nghẽn, làm thông thoáng cho tai giữa và mũi họng. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm sunfarin, collydexa, naphazolin, otrivin,...
Thuốc nhỏ tai trong trường hợp không bị thủng màng nhĩ chứa kháng sinh hoặc các chất chống viêm như rifamycin, otipax, effexin, polydexa,...
Thuốc điều trị toàn thân
- Thuốc kháng sinh sử dụng qua đường uống hoặc tiêm: Nhóm quinolon, nhóm beta-lactam, nhóm macrolid,...
- Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7 - 10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề.
- Các loại thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, phổ biến nhất là paracetamol.
![Dấu hiệu viêm tai giữa người lớn là gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_viem_tai_giua_nguoi_lon_la_gi_2_f141c20dc2.jpg)
Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu viêm tai giữa người lớn, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Có thể thấy bệnh viêm tai giữa ở người lớn rất nguy hiểm nếu ở giai đoạn vỡ mủ, vì thế khi phát hiện có những dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Theo dõi Hà An Pharmacy để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Xem thêm: