Đánh cầu lông bị đau đầu gối: Nguyên nhân, cách khắc phục
Cầu lông là một môn thể thao được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện cũng như tham gia sẽ có nhiều chấn thương không đáng có. Một trong đó chính là bị chấn thương ở đầu gối. Ngày hôm nay hãy cùng với Nhà Thuốc Hà An tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục về việc đánh cầu lông bị đau đầu gối như thế nào nhé.
Chấn thương khớp gối là gì?
Đây chính là một trong những bộ phận nhất của đôi chân và là điểm chịu nhiều áp lực để nâng đỡ cơ thể của chúng ta. Chính vì vậy việc chơi thể thao không tránh khỏi phần khớp gối bị chấn thương như viêm gân bánh chè. Do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại do chạy nhảy quá nhiều. Và khi bị chấn thương thì rất khó điều trị và cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi để có thể bình phục.
Nguyên nhân dẫn đến đánh cầu lông bị đau đầu gối
Trong quá trình chơi cầu lông có nhiều nguyên nhân bị đau đầu gối. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình bạn chơi hoặc những va chạm trong quá trình thi đấu. Vậy nguyên nhân là từ đâu thì hãy cùng chúng mình tham khảo nhé:
- Giãn cơ: Đây là dạng tổn thương nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Khi vừa bị chấn thương bạn sẽ thấy đau nhói ở vùng gân cơ sau đó có cảm giác nỗi đau sẽ giảm và vùng bị tổn thương sẽ bị sưng nhẹ. Hãy dừng ngay hoạt động nếu không máu sẽ tụ nhiều và không có lợi cho việc điều trị.
- Căng cơ: Khi bị căng cơ thì sẽ có một vài sợi cơ bị đứt. Khi bạn đau nhiều thì phải ngưng hoạt động. Và sau đó một thời gian vết máu sẽ bầm.
- Rách cơ: Nếu bị rách cơ sẽ xuất hiện các vết bầm do các sợ cơ bị đứt nhiều. Triệu chứng của nó là bạn sẽ có cảm giác đau dữ dội và phải ngừng hoạt động hoàn toàn. Không chỉ vậy mà khớp có thể bị mất cân bằng.
- Đứt cơ: Nếu số cơ bị rách đến 75% bó sợi thì khi bị đứt hoàn toàn sẽ làm máu bầm tụ nhiều ngày và dẫn đến khớp sưng nhiều, trở nên lỏng lẻo.
- Khớp vai: Khi chơi cầu lông có thể do chấn thương, ngã, va chạm, va đạp hoặc do kỹ thuật không đúng. Hoặc chơi cầu lông quá sức, quả tải trong thời gian dài, không luyện tập thường xuyên, người mới bắt đầu tập,...
- Chấn thương đầu gối: Ở các vùng khớp đầu gối có các dây chằng và sụn đệm dễ tổn thương do chơi thể thao.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc chơi cầu lông bị đau đầu gối:
- Do chấn thương dây chằng, chấn thương sụn.
- Vận động quá sức khi chơi thể thao.
- Trước khi tập luyện hay thi đấu không tập kỹ các bài khởi động, làm nóng cơ thể, các khớp.
- Sau khi tập luyện không thực hiện luyện tập bài tập giãn cơ.
- Chất lượng mặt sân cầu lông có sỏi đá, cát,... khiến người chơi bị trượt ngã.
- Thực hiện các bài tập nhiều lần với một cường độ cao khiến khớp tại đầu gối không đủ thời gian hồi phục.
- Giày thể thao không phù hợp với bàn chân.
Dấu hiệu nhận biết chơi cầu lông bị đau đầu gối
Tùy vào các mức độ bị thương của người chơi thì sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng dễ nhận biết như:
- Khi hoạt động sẽ cảm giác đau nhức khớp gối ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi.
- Phần khớp gối bị sưng lên.
- Cứng khớp và bạn không thể duỗi thẳng phần đầu gối của mình như bình thường.
- Khi sờ vào vị trí đau thì thấy nóng, vùng da đó bị đỏ, đầu gối thì đau.
- Nghe thấy tiếng khớp gối khi vận động và di chuyển.
Hướng dẫn cách phòng ngừa đầu gối khi chơi cầu lông
Việc chơi cầu lông và gặp một số trường hợp chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Và dưới đây là một số cách phòng ngừa sẽ giúp bạn cải thiện trong việc chơi cầu lông để không bị chấn thương như:
- Bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể bằng các thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng.
- Tránh tiếp đất bằng đầu khi bị té ngã khi đang chơi.
- Luyện tập đều đặn, không tập với cường độ nặng.
- Có thời gian nghỉ hợp lý.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đầu gối khi chơi cầu lông.
- Khởi động kỹ lưỡng trước khi tập luyện và thi đấu.
- Thực hiện đúng các động tác, kỹ thuật của chơi cầu lông.
- Hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia,...
Việc đánh cầu lông bị đau đầu gối sẽ không tránh khỏi nếu bạn tham gia tập luyện nhiều. Để tránh những chấn thương bạn hãy tham khảo những thông tin mà Nhà Thuốc Hà An vừa cập nhật ở trên. Hy vọng nó sẽ giúp bạn phòng tránh được những chấn thương không đáng có từ khi chơi cầu lông.
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp