Công dụng của củ dền đối với sức khỏe và 4 công thức nấu củ dền cho bé ăn dặm

Có khá nhiều công thức để nấu củ dền cho bé ăn dặm, vừa kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn nhờ màu sắc, vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ. Hà An Pharmacy đã tổng hợp được một số công thức mà các mẹ có thể áp dụng tại nhà. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Công dụng của củ dền đối với sức khỏe và 4 công thức nấu củ dền cho bé ăn dặm 1 Củ dền - một loại rau củ được các mẹ ưa chuộng để bổ sung vào khẩu phần ăn của các con

Khi nào bé có thể ăn được củ dền?

Từ tháng thứ 6, các mẹ có thể giảm dần sữa mẹ trong dinh dưỡng hằng ngày cho tới khi trẻ được cai sữa hoàn toàn. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm để biết thời điểm thích hợp cho con nhé.

Việc bổ sung ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi giúp mang lại những dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ phát triển cả thể chất và tinh thần cho bé. Một số loại rau phổ biến được sử dụng cho bữa ăn dặm của bé như củ cải trắng, bông cải xanh, khoai mỡ, khoai lang…

Từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 10, mẹ có thể cho bé tập làm quen với những thức ăn có chứa củ dền. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã đủ khỏe để có thể tiêu hóa được hầu hết các loại củ. Mẹ cũng nên lưu ý không nên cho trẻ ăn củ dền quá sớm vì vị của củ dền khá đậm nên rất có thể bé sẽ khó tiếp nhận hương vị này.

Công dụng của củ dền đối với sức khỏe của trẻ

Vậy loại rau củ này có những lợi ích gì mà được các mẹ trẻ tin tưởng cho vào khẩu phần ăn dặm dinh dưỡng của bé? Sự thật củ dền chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, B1, B3 và E, kali, canxi… cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Một số công dụng của củ dền mà các mẹ nên biết:

  • Giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ em: Trẻ em trên 6 tháng tuổi rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bới lượng sắt dự trữ trong bụng mẹ đang giảm dần. Hàm lượng sắt khá lớn có trong củ dền sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ thiếu máu, thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, tăng  lượng oxy đến các cơ quan giúp phát triển não bộ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Lượng chất xơ có trong củ dền sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh từ môi trường xung quanh.
  • Thải độc cơ thể: Nước ép củ dền có công dụng giúp làm sạch cơ thể, đặc biệt phát huy rất tốt ở túi mật và thận.
Công dụng của củ dền đối với sức khỏe và 4 công thức nấu củ dền cho bé ăn dặm 2 Củ dền bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé

4 công thức nấu củ dền cho bé ăn dặm

Có khá nhiều công thức để nấu củ dền cho bé ăn dặm để vừa kích thích bé ăn ngon miệng hơn nhờ vào màu sắc bắt mắt, vừa cung cấp các dưỡng chất cho trẻ khỏe mạnh. Một số cách nấu cháo củ dền mà các mẹ có thể tham khảo và thực hành như:

Cháo tôm củ dền

Nguyên liệu:

  • Củ dền: 20g.
  • Tôm đã bóc vỏ: 30g.
  • Gạo xay: 40g.
  • Dầu ăn, gia vị…

Cách thực hiện:

  • Cho nước vào gạo đã vo sạch, ninh khoảng 30 phút.
  • Thái hạt lựu củ dền, luộc chín và cho vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Tôm rửa sạch rồi băm nhuyễn hoặc hấp/luộc chín và băm nhuyễn.
  • Thêm củ dền vào tôm rồi tiếp tục xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Cho tôm và củ dền đã sơ chế nhuyễn vào cháo đang ninh. Đun đến khi cháo chín thì tắt bếp.
  • Chờ cháo nguội, múc ra tô cho bé thưởng thức.
Công dụng của củ dền đối với sức khỏe và 4 công thức nấu củ dền cho bé ăn dặm 3 Astaxanthin trong tôm giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ võng mạc

Cháo củ dền nấu với thịt bò

Nguyên liệu:

  • Gạo xay: 40g.
  • Củ dền: 20g.
  • Thịt bò: 30g.
  • Dầu ô liu, gia vị ăn dặm.

Cách thực hiện:

  • Gạo vo sạch, bắt nồi và ninh nhừ trong khoảng 30 phút.
  • Củ dền rửa sạch và cắt nhỏ thành hạt lựu, luộc sơ sau đó xay nhuyễn.
  • Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Xào thịt với dầu ô liu. Sau khi thịt chín, mẹ cho thêm nước vào cho thịt mềm ra và cuối cùng mang đi xay nhuyễn.
  • Cho củ dền và thịt bò đã sơ chế xong vào cháo đang ninh. Đun đến khi tất cả nguyên liệu chín hết thì tắt bếp.
  • Cho bé ăn dặm ngay một tô cháo thơm ngon khi đã nguội.
Công dụng của củ dền đối với sức khỏe và 4 công thức nấu củ dền cho bé ăn dặm 4 Cháo thịt bò củ dền cho bé ăn dặm giúp bé tăng cường phát triển trí não

Cháo củ dền thịt heo

Nguyên liệu:

  • Củ dền: 20g.
  • Thịt heo: 40g.
  • Gạo xay vỡ hạt: 40g.
  • Dầu ăn, gia vị ăn dặm.

Cách thực hiện:

  • Củ dền gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
  • Đem củ dền đi luộc sơ sau đó băm nhuyễn.
  • Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ và xào qua với một ít dầu ăn.
  • Vo sạch gạo, sau đó cho vào nồi để nấu chín nhừ.
  • Cho hỗn hợp thịt heo và củ dền xay nhuyễn vào nồi cháo đang ninh, cho thêm gia vị và đun đến khi cháo và các nguyên liệu chín hoàn toàn.
Công dụng của củ dền đối với sức khỏe và 4 công thức nấu củ dền cho bé ăn dặm 5 Bổ sung kẽm, magie… cho bé từ món cháo củ dền thịt heo

Cháo củ dền kết hợp với thịt gà

Nguyên liệu:

  • Gạo xay: 50g.
  • Củ dền: 40g.
  • Thịt gà: 200 - 300g.
  • Gia vị, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch với muối và chanh để khử mùi.
  • Sau khi sơ chế xong, cho thịt gà vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Cho 5ml dầu ăn vào chảo, phi thơm hành, sau đó cho thịt gà vào xào với gia vị ăn dặm đến khi chín.
  • Củ dền rửa sạch, gọt vỏ và luộc cho chín mềm, sau đó tán nhuyễn.
  • Các mẹ vo sạch gạo và ninh nhừ trong khoảng 30 phút. Tiếp theo, cho thịt gà đã xào và củ dền được tán nhuyễn vào nồi, khuấy đều trong khoảng từ 2-3 phút đến khi các nguyên liệu chín hoàn toàn.
  • Tắt bếp và múc cháo ra bát, để nguội và cho bé thưởng thức ngay.

Củ dền tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng dễ gây các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, sỏi thận… nếu mẹ cho con ăn không đúng cách. Vì vậy các mẹ nên tìm hiểu kĩ nhưng lưu ý về cách chế biến để bé được hấp thu một cách tốt nhất nhé!

Bài viết trên đã tổng hợp một số công thức nấu cháo củ dền cho bé ăn dặm cũng như thông tin về công dụng của củ dền, độ tuổi thích hợp mà bé có thể ăn được loại thực phẩm này. Hy vọng các mẹ thấy bài viết bổ ích và đừng quên theo dõi trang web Hà An Pharmacy để cập nhật những kiến thức sức khỏe mới nhất nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo