Cách uống nước chanh giảm mỡ máu hiệu quả không nên bỏ qua

Nước chanh có chứa lượng vitamin C mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Đặc biệt uống nước chanh giảm mỡ máu, cải thiện gan nhiễm mỡ được khá nhiều người quan tâm. 

Nước chanh cung cấp dưỡng chất gì cho cơ thể?

Chanh là một trong các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C mang lại công dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ức chế quá trình lão hóa và thúc đẩy phục hồi các mô tổn thương. Ngoài ra, vitamin C khi dùng chung với sắt sẽ giúp tăng hấp thu sắt trong cơ thể. 

Có thật uống nước chanh giảm mỡ máu không -3
Chanh là một trong các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào

Trong ngành làm đẹp, vitamin C có tác dụng dưỡng da trắng sáng, làm đều màu da. Các thành phần trong chanh tốt với cơ thể có thể kể đến: Acid citric, diosmin, eriocitrin, hesperidin và d-limonene.

Trong 200g nước chanh tươi đã gọt vỏ, người ta đã ước tính cung cấp được khoảng:

  • Lượng calo: 29 calories;
  • Lượng nước chiếm: 89%;
  • Lượng protein: 1.1g;
  • Lượng carbohydrate: 9.3g. Trong đó, có 10% là chất xơ hòa tan, đường đơn có lợi cho sức khỏe;
  • Lượng đường: 2.5g;
  • Lượng chất xơ: 2.8g;
  • Lượng chất béo: Chỉ 0.3g.

Uống nước chanh giảm mỡ máu có hiệu quả không?

Trong nước chanh có lượng lớn là flavonoid và vitamin C, hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa cũng như giảm mỡ máu trong cơ thể. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nước chanh giúp cải thiện tình trạng lượng cholesterol trong máu cao, hỗ trợ sức khỏe tim mạch của người dùng.

Trên tạp chí Nutrients đã có nghiên cứu công bố nghiên cứu, người có nồng độ vitamin C cao, mức triglycerid và cholesterol sẽ thấp hơn người bình thường. Lượng vitamin C trong cơ thể cao, khả năng trao đổi chất của người đó sẽ tốt hơn, ngoài ra, nguy cơ suy giảm nhận thức của người đó cũng sẽ thấp hơn người khác.

Trong nghiên cứu năm 2016, người đã bị tăng lipid máu mỗi ngày dùng 1 thìa nước chanh và 20g tỏi đã giảm được khá nhiều lượng cholesterol và LDL. Ngoài ra, huyết áp của người dùng kết hợp nước chanh và tỏi cũng được cải thiện nhiều hơn người chỉ dùng đơn lẻ mỗi chanh hay mỗi tỏi.

uống nước chanh giảm mỡ máu 0
Uống nước chanh giảm mỡ máu là phương pháp được nhiều người sử dụng

Cách uống nước chanh giúp giảm mỡ máu

Người gặp tình trạng máu nhiễm mỡ nên sử dụng hỗn hợp tỏi, gừng, chanh để tăng hiệu quả giảm mỡ máu. Hỗn hợp nước uống này được làm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Củ tỏi lớn (4 củ), chanh (4 trái), gừng (vừa đủ) và 2 lít nước.
  • Sơ chế nguyên liệu: Bạn cần gọt vỏ chanh và rửa sạch gừng, tỏi.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào máy xay, xay nhuyễn, nếu không có máy xay, bạn có thể băm nhuyễn. Hỗn hợp vừa tạo ra cho vào khoảng 2 lít nước và đun sôi. Đun sôi và khuấy đều trong 10 phút và để nguội. Lọc loại bỏ bã và lấy phần nước. Bảo quản phần nước trong chai thủy tinh là tốt nhất.
  • Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh uống khoảng 200ml hỗn hợp này 2 tiếng trước bữa ăn.

Trên đây là cách làm hỗn hợp chanh, gừng, tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu cho người bệnh tại nhà. Nhưng để đảm bảo hiệu quả của thuốc điều trị cũng như hỗn hợp trên, trước khi tự áp dụng, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. 

Có thật uống nước chanh giảm mỡ máu không -2
Nước chanh tỏi gừng hiệu quả đối với việc giảm mỡ máu

Một số lưu ý khi uống nước chanh giảm mỡ máu

Vì chanh chứa một lượng acid khá lớn, nên trong quá trình sử dụng cũng cần lưu ý một vài điều dưới đây:

  • Khi dùng hỗn hợp trên vào buổi sáng, người bệnh cần hạn chế đánh răng ngay sau khi dùng hỗn hợp. Đồng thời súc miệng bằng nước lọc ngay sau khi dùng để hạn chế tình trạng bào mòn men răng của nước chanh.
  • Ưu tiên nguyên liệu tươi, đặc biệt là chanh. Không thay thế bằng các sản phẩm đóng hộp vì trong những sản phẩm này thường chứa nhiều đường, chất điều vị, chất bảo quản cũng như đã mất bớt một lượng vitamin C tự nhiên của chanh.
  • Khi uống nước chanh, nên dùng ống hút khi uống để hạn chế diện tích tiếp xúc của răng và nước chanh, giảm nguy cơ men răng bị bào mòn.
  • Lưu ý đối với các bệnh nhân đang có vấn đề về hệ tiêu hóa. Những bệnh nhân này rất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và nêu rõ tình trạng bệnh đường tiêu hóa để bác sĩ cân nhắc lợi và hại của việc uống nước chanh giảm mỡ máu. Vì nước chanh chứa một lượng acid khá lớn, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tiêu hóa của người dùng nên thường đối tượng này không nên uống nước chanh.

Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về cách uống nước chanh giảm mỡ máu hiệu quả. Hi vọng với bài viết, bạn đã bỏ túi thêm cho mình một phương pháp để hỗ trợ giảm thiểu tình trạng máu nhiễm mỡ kết hợp song song với thuốc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng nếu bị mỡ máu có kèm các bệnh đường tiêu hóa.



Chat with Zalo