Cho con bú có thể cấy que tránh thai được không?

Theo lời khuyên các chuyên gia: Cấy que tránh thai khi đang cho con bú là biện pháp an toàn giúp bà mẹ tránh việc mang thai ngoài ý muốn.

Cho con bú có thể cấy que tránh thai được không?

Cấy que tránh thai Implanon

Thiết bị hình que nhỏ này có kích thước bằng một que diêm. Bác sĩ sẽ cấy que tránh thai dưới da cánh tay nữ giới. Khi đã ở đúng vị trí, que cấy có thể giúp ngừa thai trong thời gian lên đến 4 năm.

Que cấy tránh thai có chứa hormone progestin, có tác dụng giúp ngăn ngừa rụng trứng. Nó đồng thời cũng giúp làm dày chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng tiếp xúc với trứng. Có thể đặt que cấy ngừa thai ngay sau khi sinh và loại bỏ nó nếu bạn muốn mang thai lần nữa.

Cho con bú có thể cấy que tránh thai được không? 1Que cấy tránh thai có tác dụng giúp ngăn ngừa rụng trứng.

Cấy que tránh thai khi đang cho con bú cũng là một lựa chọn thích hợp cho các bà mẹ tránh thai khi đang cho con bú vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ cũng như quá trình cho con bú.

Que cấy này có tác dụng tránh thai hiệu quả trong vòng 3 năm. Sau khi đã cấy que Implanon, progestin sẽ được phóng thích đều đặn mỗi ngày. Tại Việt Nam, biện pháp tránh thai cấy que tránh thai khi đang cho con bú còn khá mới mẻ, vì vậy những người còn bỡ ngỡ khi tiếp cận nó cần lưu ý khả năng rong huyết trong vài tháng đầu sử dụng hoặc tình trạng vô kinh.

Cấy que tránh thai cho phụ nữ đang cho con bú

Cấy que tránh thai phù hợp với nhiều nhóm đối tượng nên được nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản lựa chọn. Đối tượng sử dụng que cấy tránh thai rất rộng bao gồm:

  • Những phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ trên 40 tuổi
  • Người bị u xơ tử cung
  • Các trường hợp bị tim mạch, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp.

Do đó, với các bà mẹ đang cho con bú thì phương pháp cấy que tránh thai là sự lựa chọn phù hợp bởi tính an toàn và hiệu quả tránh thai lâu dài. Đặc biệt cấy que tránh thai khi đang cho con bú không làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa mẹ.

Sinh xong bao lâu thì cấy que tránh thai được?

Thông thường sau sinh 4 tuần chị em sẽ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại, điều này tương ứng với việc bạn lại có khả năng mang thai. Do vậy nếu chưa muốn có bầu "tập tiếp", phụ nữ nên chú ý ngừa thai từ thời điểm này trở đi.

Cho con bú có thể cấy que tránh thai được không? 2Sinh xong khoảng 4 tuần chị em có thể chủ động ngừa thai

Có 2 trường hợp cần lưu ý:

  • Nếu cho con bú: Tốt nhất là 6 tuần sau khi sinh, nếu chưa được 6 tuần sau sinh thì chỉ cấy que khi không còn biện pháp tránh thai nào khác.
  • Nếu không cho con bú và sau sinh dưới 3 tuần: Có thể cấy que bất kỳ lúc nào miễn là bạn chắc chắn mình không mắc các bệnh lý loại trừ hoặc không mang thai.

Thời điểm cấy que tránh thai phù hợp nhất cho chị em là 5 ngày đầu của chu kỳ (tức 5 ngày đầu kể từ ngày có kinh đầu tiên) hoặc trong vòng 5 ngày đầu sau khi sảy thai, trong vòng 21 ngày sau khi sinh. Nếu áp dụng đúng thời điểm trên thì bạn không cần dùng gì thêm, tuy nhiên nếu không đúng thì bạn có thể cần dùng thêm bao cao su hỗ trợ trong vòng 7 ngày sau cấy để tránh rủi ro mang thai.

Sau thời hạn 3-5 năm, nếu muốn tiếp tục tránh thai bằng que cấy thì bạn cần thực hiện thủ thuật tháo que cũ và thay thế bằng que mới để đạt được hiệu quả ngừa thai tốt nhất. Que tránh thai thường được cấy ở mặt trong cánh tay không thuận (thường là tay trái), vì cánh tay này ít khi mang nặng hay hoạt động quá nhiều, giúp que hạn chế bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.

Cấy que tránh thai cho con bú có thể gặp tác dụng phụ gì?

Mặc dù các biến chứng ở cấy que tránh thai khi đang cho con bú rất hiếm nhưng bạn vẫn nên báo cho bác sĩ biết nếu thấy các dấu hiệu bất thường như:

  • Đau cánh tay
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt cao hoặc nhiễm lạnh
  • Chảy máu âm đạo nặng bất thường.
Cho con bú có thể cấy que tránh thai được không? 3Cấy que tránh thai xong có thể sẽ bị đau cánh tay

Nhiều phụ nữ lo ngại về việc cấy que tránh thai có thể gây ra những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít, rong kinh, vô kinh, thường xảy ra trong vòng 6 tháng đến 1 năm đầu khi mới cấy que ngừa thai. Các hiện tượng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn, đau bụng kinh, đau lưng dưới, tăng cân, nổi mụn nhọt, dễ căng thẳng, giảm ham muốn...

Nhiều phụ nữ gặp hiện tượng vô kinh trong thời gian cấy que tránh thai khi đang cho con bú, đây là điều hết sức bình thường do que cấy tác động vào nội tiết tố, ngăn cản sự rụng trứng.

Là một biện pháp tránh thai hiện đại, an toàn và hiệu quả, cấy que tránh thai thực sự là một biện pháp tránh thai phù hợp với các bà mẹ cho con bú và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo