Chỉ số phát triển của trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi: Phụ huynh cần nắm!
Việc xác định được chiều cao, cân nặng chuẩn theo từng giai đoạn của trẻ là điều vô cùng quan trọng. Những chỉ số này giúp cha mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe và thể chất của bé để kịp thời điều chỉnh. Trong bài viết này, hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu về chỉ số phát triển của trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi theo WHO nhé!
Các chỉ số phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng và khỏe mạnh thì sau khi ra đời, trẻ sẽ có chỉ số phát triển tiêu chuẩn như sau:
- Trọng lượng trung bình: 3,3kg.
- Chiều dài trung bình: 50cm.
- Chu vi vòng đầu: từ 33,8 - 34,3cm.
Đáng lưu ý là trong khoảng 4 ngày đầu sau khi sinh, trẻ có thể giảm khoảng 10% so với trọng lượng ban đầu. Đây là điều bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Vì sau đó, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên rất nhanh, từ 140 - 200g mỗi tuần, đến khi đạt cân nặng chuẩn từ 4,2 - 4,5kg. Lúc này, chiều dài của trẻ sau 1 tháng sẽ đạt khoảng từ 52,7 - 53,7cm.

Bảng chỉ số phát triển của trẻ 0 - 12 tháng tuổi
Chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh tiêu chuẩn tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, sự khác biệt sẽ rõ ràng hơn theo từng tháng tuổi. Đồng thời, chỉ số về cân nặng và chiều cao cũng có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Nếu trẻ phát triển bình thường, mỗi tháng trẻ sẽ tăng thêm từ 1 - 2,5cm chiều cao và từ 400 - 1.000g cân nặng.
Dưới đây là bảng chỉ số phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố:
Bảng chỉ số phát triển của trẻ trai từ 0 - 12 tháng
Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | |||||||
Tháng | Thiếu cân | Nguy cơ thiếu cân | Bình thường | Nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên |
0 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 | 45.4 | 49.1 | 52.8 |
1 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.5 | 49.8 | 54.7 | 59.6 |
2 | 4.0 | 4.5 | 5.1 | 5.8 | 6.6 | 53.0 | 58.4 | 63.9 |
3 | 4.6 | 5.1 | 5.8 | 6.6 | 7.5 | 55.6 | 61.4 | 67.2 |
4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.3 | 8.1 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 | 5.5 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.7 | 59.6 | 64.0 | 68.5 |
6 | 5.8 | 6.4 | 7.3 | 8.3 | 9.2 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
7 | 6.1 | 6.7 | 7.6 | 8.7 | 9.6 | 62.7 | 67.3 | 71.9 |
8 | 6.3 | 7.1 | 7.9 | 9.0 | 10.0 | 64.0 | 68.7 | 73.5 |
9 | 6.6 | 7.3 | 8.3 | 9.4 | 10.4 | 65.3 | 70.1 | 75.0 |
10 | 6.8 | 7.5 | 8.5 | 9.6 | 10.7 | 66.5 | 71.5 | 76.4 |
11 | 7 | 7.7 | 8.7 | 9.9 | 11 | 67.7 | 72.8 | 77.8 |
12 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 10.2 | 11.3 | 68.9 | 74 | 79.2 |

Bảng chỉ số phát triển của trẻ gái từ 0 - 12 tháng
Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | |||||||
Tháng | Thiếu cân | Nguy cơ thiếu cân | Bình thường | Nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên |
0 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.3 | 46.3 | 47.9 | 49.9 |
1 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.7 | 51.1 | 52.7 | 54.7 |
2 | 4.4 | 5.0 | 5.6 | 6.3 | 6.9 | 54.7 | 56.4 | 58.4 |
3 | 5.1 | 5.8 | 6.4 | 7.1 | 7.8 | 57.6 | 59.4 | 61.4 |
4 | 5.6 | 6.4 | 7.0 | 7.8 | 8.5 | 60.0 | 61.8 | 63.8 |
5 | 6.1 | 6.9 | 7.5 | 8.4 | 9.1 | 61.9 | 63.7 | 65.7 |
6 | 6.4 | 7.3 | 7.9 | 8.9 | 9.6 | 63.6 | 65.5 | 67.6 |
7 | 6.7 | 7.4 | 8.3 | 9.3 | 10.2 | 65.1 | 66.9 | 69.2 |
8 | 7.0 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.5 | 66.5 | 68.3 | 70.6 |
9 | 7.2 | 7.9 | 8.9 | 10.0 | 10.9 | 67.7 | 69.6 | 72.0 |
10 | 7.5 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.2 | 69.0 | 70.9 | 73.3 |
11 | 7.7 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.5 | 70.2 | 72.1 | 74.5 |
12 | 7.8 | 8.6 | 9.6 | 10.8 | 11.8 | 71.3 | 73.3 | 75.7 |

Trẻ không đạt chiều cao, cân nặng chuẩn phải làm sao?
Khi trẻ không đạt chiều cao và cân nặng chuẩn so với bảng tiêu chuẩn, cha mẹ không cần quá lo lắng nếu chỉ số của trẻ chênh lệch nhẹ. Tuy nhiên, nếu sự khác biệt quá lớn, đặc biệt khi trẻ nằm trong nhóm "thiếu cân", "thừa cân" hoặc chiều cao ở mức "giới hạn dưới" hoặc "giới hạn trên" đáng kể, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Việc này giúp xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ trong tương lai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển của trẻ
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển của trẻ, có thể kể đến là:
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu dưỡng chất là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu cân và suy dinh dưỡng ở trẻ em.
- Trẻ có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khiến cho khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, gây chậm phát triển.
- Trẻ ăn uống đầy đủ nhưng vẫn kém phát triển còn có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý như: Rối loạn hormone, hen suyễn, rối loạn di truyền, nhiễm trùng trong thời kỳ mẹ mang thai,...
- Khí hậu khắc nghiệt và môi trường ô nhiễm cũng có thể cản trở quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các chỉ số phát triển của trẻ trong giai đoạn 0 - 12 tháng tuổi. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn dễ dàng chăm sóc bé yêu hơn.