Cao răng huyết thanh là gì? Cách phòng ngừa cao răng như thế nào?

Nếu không phát hiện sớm và kịp thời loại bỏ, thì cao răng huyết thanh sẽ tác động ít nhiều đến răng và nướu. Người bệnh có thể bị chảy máu chân răng khi vệ sinh răng miệng, nhiễm trùng nướu, viêm nướu,... Vậy cao răng huyết thanh là gì? Nguyên nhân hình thành cao răng huyết thanh như thế nào? Có cách nào phòng ngừa cao răng không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.

Cao răng huyết thanh là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa cao răng, chúng ta phải biết rõ cao răng huyết thanh là gì. Theo các chuyên gia lý giải, cao răng hình thành sau quá trình vôi hóa của thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn,... tồn tại trong khoang miệng. Cao răng sẽ đóng bám trên bề mặt răng, chân răng hoặc phần nướu, bên dưới mép lợi.

Cao răng huyết thanh là gì? Cách phòng ngừa cao răng như thế nào 1 Cao răng huyết thanh là gì? Cao răng hình thành do sự vôi hóa của thực phẩm thừa trong khoang miệng.

Cao răng được phân chia thành hai loại là cao răng thông thường và cao răng huyết thanh. Đối với cao răng thông thường, chúng sẽ có vàng nhạt. Trường hợp đó là cao răng huyết thanh, bạn sẽ thấy có màu nâu đỏ hoặc nâu đen khi quan sát bằng mắt thường. Vị trí dễ hình thành cao răng huyết thanh là ở dưới nướu. Đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Tác động của cao răng huyết thanh đối với sức khỏe răng miệng ra sao?

Hậu quả đầu tiên mà cao răng huyết thanh gây ra là khiến chân răng hoặc phần nướu dễ bị chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng. Phần nướu bị tổn thương và chảy máu sẽ làm gia tăng nguy cơ gây viêm chân răng, tụt lợi, mất răng, hoặc áp xe chân răng,... Những biến chứng này không chỉ khiến người bệnh đau nhức, suy giảm chức năng nhai, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Cao răng huyết thanh là gì? Cách phòng ngừa cao răng như thế nào 2 Cao răng huyết thanh gây chảy máu chân răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng,...

Bên cạnh đó, cao răng huyết thành lâu ngày còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hôi cho khoang miệng sinh sôi và phát triển. Hôi miệng là một trong những nguyên nhân khiến bạn mất tự tin trong việc giao tiếp. Đánh răng hoặc nhai kẹo sing-gum trong trường hợp này chỉ là giải pháp giảm mùi hôi miệng tạm thời. Chưa kể đến trong một số trường hợp cao răng nhiều và nghiêm trọng còn có thể gây viêm tủy ngược dòng vô cùng nguy hiểm.

Phương pháp loại bỏ cao răng huyết thanh

Giống như cao răng thông thường, muốn loại bỏ cao răng huyết thành, bạn cần phải có sự trợ giúp của nha sĩ và các công cụ chuyên dụng trong y tế. Những thiết bị được sử dụng để cạo vôi răng thường sẽ có phần đầu mũi kích thước nhỏ, dễ len lỏi vào tận sâu bên trong kẽ răng, khe hở giữa các răng.

Tuy rằng hiện tại có rất nhiều kỹ thuật lấy cao răng, nhưng biện pháp được sử dụng nhiều và an toàn nhất là ứng dụng sóng siêu âm. Nha sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm phá vỡ cấu trúc của cao răng, khiến chúng bị tách ra khỏi bề mặt răng mà không cần dùng lực tác động mạnh. Phương pháp này đảm bảo cho phần men răng không bị ảnh hưởng, người bệnh cũng ít bị ê buốt răng khi nhai.

Một điều bạn nên lưu ý là sau khi thực hiện lấy cao răng, một số vùng nướu bị viêm nhiễm sẽ chảy một ít máu. Bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần súc miệng lại bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng.

Cách phòng ngừa cao răng như thế nào?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày là cách hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa cao răng hình thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm sóc răng miệng đúng đắn. Khi chải răng, bạn phải đảm bảo lông bàn chải đi đến tất cả các bề mặt của răng, đặc biệt là ở những vị trí khó chải như phần giữa hai răng, vùng răng tiếp giáp với bờ nướu.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen chải răng theo chiều ngang. Cách chải răng này không thể làm sạch tốt vị trí ở giữa hai răng. Bởi vậy, cách đánh chuẩn là theo chuyển động tròn, hoặc di chuyển đầu bàn chải nhẹ nhàng từ phía dưới lên trên.

Cao răng huyết thanh là gì? Cách phòng ngừa cao răng như thế nào 3 Cách phòng ngừa cao răng hiệu quả là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế ăn uống đồ ngọt.

Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần vào buổi tối trước khi ngủ, và buổi sáng sau khi thức dậy. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối để ngăn mảng bám thức ăn tồn đọng, sử dụng chỉ nha khoa xỉa răng thay thế cho tăm tre. Bạn nên ưu tiên chọn kem đánh răng hoặc nước súc miệng có thành phần chứa Flour.

Ngoài ra, thói quen hút thuốc là sẽ gia tăng tỷ lệ hình thành cao răng. Vì thế, việc tập bỏ thuốc lá dần sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt hơn. Đặc biệt, đừng bao giờ quên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường của răng miệng.

Trong bài là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cao răng huyết thành là gì và cách phòng ngừa cao răng như thế nào. Qua đó, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm tốt cho sức khỏe răng miệng. Có thể nói rằng, bảo vệ sức khỏe răng miệng chính là cách ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Mong rằng bạn sẽ sớm sở hữu một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Vinmec



Chat with Zalo